Quốc tế

Apple ra lệnh cấm bóc lột sức lao động của công nhân viên nhà máy

Điều kiện lao động tại các nhà máy như Foxconn hiện đang được theo dõi chặt chẽ bởi Apple.
Apple ra lệnh cấm bóc lột sức lao động của công nhân viên nhà máy
 
Apple nghiêm cấm việc thu phí đào tạo nhân viên, nơi mà người mới phải trả một lệ phí cho các nhà máy của mình để được đào tạo và làm việc.
 
Trong kiểm tra mới nhất của Apple về điều khoản nhà máy, nhà sản xuất nói rằng những khoản phí tương tự như trên sẽ do nhà cung cấp trả chứ không phải nhân viên.
 
Apple đã bắt đầu cuộc kiểm tra sau khi nhận được những chỉ trích và khiếu nại về những điều kiện để được làm việc trong nhà máy của họ.
Nhóm người lao động Trung Quốc đã làm báo cáo cho Apple và đặt câu hỏi về mức lương quá thấp so với quy định của một số nhân viên nhà máy Apple.
 
Đến lúc phải hành động
Vào năm 2015, chính sách nghiêm cấm tình trạng bóc lột sức lao động và đóng phí khi tham gia làm việc tại các nhà máy của Apple.
 
“Những khoản phí như vậy phải được trả bởi nhà cung cấp và Apple cũng hoàn toàn đồng tình với điều này” - Jeff Williams - Phó chủ tịch điều hành của Apple cho hay.
 
Việc bóc lột sức lao động hoặc thu phí công nhân mới với số tiền tương đương một tháng lương để được làm việc trong một nhà máy, điều này là sai với quy định.
 
Nó đồng nghĩa với việc rất nhiều nhân viên sẽ bắt đầu làm việc trong nợ nần, một số người còn bị tịch thu hộ chiếu.
 
Một chương trình điều tra của BBC Panorama cho thấy điều kiện làm việc khắc nghiệt của công nhân trong nhà máy tại Trung Quốc.
 
Một số máy quay bí mật được đặt trong nhà máy của Apple – Pegatron cho thấy các nhân viên vi phạm tiêu chuẩn làm việc của Apple.
 
Công ty Apple từ chối phỏng vấn, phủ nhận các lời cáo buộc về việc này và cảm thấy bị xúc phạm.
 
Hiệp hội Quyền của người lao động Trung Quốc nói rằng công ty không giám sát hiệu quả các tiêu chuẩn lao động, cho phép các công ty như Pegatron giữ tiền lương và thu phí của các nhân viên dựa theo lương của họ.
 
CLW (Viết tắt của hiệp hội Quyền người lao động Trung Quốc) dựa trên 96 bảng lương của người lao động cho thấy việc lương thấp khiến họ phải làm thêm nhiều giờ liền.
 
Xung đột nổ ra
Sự việc nổi lên trong năm 2010 khi 14 công nhân tự sát tại một nhà máy của Apple - Foxconn.
 
Điều kiện làm việc khắc nghiệt, mức lương thấp được cho là một phần nguyên nhân của sự việc này.
 
Vào tháng Hai năm 2012, Công ty thông báo rằng nhà máy của họ sẽ được kiểm tra bởi Hiệp hội Lao động công bằng (FLA).
 
Trong lần kiểm toán thứ 9 của mình, Apple đã thể hiện rõ sự tiến bộ trong khâu quản lý.
 
Công ty đã theo dõi được trung bình hơn 1,1 triệu công nhân mỗi tuần trong năm 2014 và các nhà cung cấp đã đạt chỉ tiêu phù hợp đối với công nhân của mình, mỗi tuần làm việc tối đa 60 giờ.
 
“Chúng tôi liên tục báo cáo các vi phạm của nhà cung cấp”, ông Williams viết trong báo cáo của Apple. 
 
Trước đó Apple đã bị chỉ trích vì lệ phí tuyển dụng quá cao mà người lao động hợp đồng ở nước ngoài phải trả cho người môi giới. Mọi chi phí nhiều hơn một tháng lương đều phải được hoàn trả.
 
Trong năm trước các nhà cung cấp kiểm toán phải trả 3,96 triệu đô chi phí dư thừa.

 

Minh Tuấn (dịch)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo