Quốc tế

Ba đỉnh tam giác quan hệ Ả Rập Saudi - Mỹ và Iran

(DNVN) - Cuộc khủng hoảng sâu sắc trong mối quan hệ giữa Iran và Ả Rập Saudi đã phản ánh mối rạn nứt quan hệ nghiêm trọng vùng Trung Đông, nơi mà Mỹ không còn giữ được tầm ảnh hưởng như trong quá khứ.

Tầm ảnh hưởng bị giảm sút đáng kể của Washington đã khiến cho cả Tehran và Riyadh mạnh dạn theo đuổi các chính sách quyết đoán hơn trong khu vực. Tuy nhiên, mục tiêu của những chính sách này không phải là đưa ra các phán quyết đúng đắn hay giải quyết mối thù địch đang tăng cao giữa Iran và Ả Rập Saudi - sự rạn nứt đang tồn tại ở Trung Đông.

Saudi đã quyết định thực hiện thanh trừ “cái gai” Sheikh Nimr al-Nimr, một thủ lĩnh Hồi giáo dòng Shia uy tín, vào ngày 2/1 vừa qua. Đồng thời, Saudi cũng nhấn mạnh rằng thể chế Saudi sẽ loại bỏ bất kỳ chính sách nào có khuynh hướng khoan nhượng, hòa giải với Tehran.

Việc hành quyết Sheikh Nimr al-Nimr đã giấy lên sự phản đối ở Iran.

Người dân Saudi cho rằng Iran là một mối đe dọa trong khu vực. Khả năng rất cao, Iran sẽ kêu gọi người dân theo dòng Shia ở các nước vùng Vịnh và một số các nước khác nhằm tiến hành “một cuộc cách mạng” Hồi giáo. Bên cạnh đó, người dân Saudi cũng cho rằng gần như mọi vấn đề trong khu vực đều xuất phát từ Iran.

Với những người dân Iran,  việc Saudi ngăn chặn các thành viên Hồi giáo dòng Shia cả ở Iran và một số nước vùng Vịnh khác là nhằm mục đích lật đổ các đồng minh của Iran ở Syria. Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang ngày càng phủ nhận vai trò của Iran như một cường quốc trong khu vực.

Hành động cắt giảm nguồn dầu của Ả Rập Saudi với Iran, trong khi đó vẫn giữ giá xuất dầu thấp trên thế giới, cũng là điều gây rạn nứt trong mối quan hệ này.

Đỉnh thứ ba trong tam giác này là Washington. Tổng thống Barack Obama đang “nóng lòng” muốn duy trì ổn định khu vực trong phạm vi có thể. Chính quyền của ông Obara đang cố gắng tạo ảnh hưởng tới người dân Saudi, đồng thời thận trọng giải quyết các vấn đề với Iran nhằm tránh sự phương hại không đáng có đến các thỏa thuận hạt nhân đang bước vào giai đoạn đầu với Iran.

Chính sách ngoại giao của Mỹ

 

Dĩ nhiên, cách cư xử của Washington sẽ ảnh hưởng đến hai “nhân vật chính” Iran và Saudi, nhưng không phải theo cách nó muốn. Mặc dù, Riyadh đã có những mối quan tâm riêng, nhưng sự hoài nghi vô căn cứ của người dân Saudi ngày càng lan rộng hơn qua các chính sách ngoại giao của Mỹ trong những năm gần đây.

Câu chuyện bắt đầu với cuộc xâm lược của Mỹ ở Iraq và việc lật đổ Saddam Hussein. Bước đi này của Mỹ được nhiều nước vùng Vịnh xem rằng Mỹ đang chuyển “khẩu vị” từ Iraq sang Iran.

Ông Obama sẽ có một nhiệm kỳ “bận rộn” nếu muốn thể hiện quyền lực của Mỹ qua các chính sách ở  Trung Đông.

Việc Washington sẵn sang ngăn chặn Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak trong làn sóng cách mạng Mùa xuân Ả Rập đã khiến Riyadh nhìn nhận Mỹ như một đồng minh không thể lệ thuộc.

Các thỏa thuận hạt nhân với Iran và tiềm năng thiết lập lại mối quan hệ hữu nghị giữa Washinton và Tehran chỉ đang làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Cơ hội thiết lập lại mối quan hệ hữu nghị giữa Iran và Mỹ được người dân Saudi thổi phồng lên như nỗi ác mộng của Saudi.

Thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran vẫn đang ở trong giai đoạn đầu và bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự chỉ trích của các thành viên bảo thủ ở Iran và Mỹ. Các ý kiến trái chiều này đều nhằm mục đích đảm bảo rằng bất kỳ sự thỏa thuận nào giữa Mỹ và Iran chỉ nên ở phạm vi tinh thần hơn là đi vào hành động.

 

Tuy nhiên, sau này liệu Iran có trở nên mạnh bạo hơn bởi áp lực thỏa thuận từ hai phía Washington và Riyadh?

Đồng minh hay đối tác?

Chính quyền ông Obama chắc chắn sẽ không đưa ra một chính sách rõ ràng hay các lợi ích cụ thể bởi điều này quả thật không dễ dàng, không chắc chắn, và có khả năng gây hiềm khích cũng như hiểu nhầm cho các “đội chơi” trong khu vực. Đặc biệt là vấn đề quan hệ giữa Mỹ và Ả Rập Saudi.

Cựu ngoại giao Hoa Kỳ, ông Dennis Ross nói, quyền con người ở Riyadh cộng thêm sự hà khắc của đạo Hồi- đạo giáo thường xuyên hỗ trợ cho chủ nghĩa cực đoan dòng Sunni, đã khiến cho Saudi không có nhiều khả năng trở thành “đồng minh” của Washington mà chỉ có thể là “đối tác”. Ngoài ra ông này còn ghi chú thêm, đồng minh chỉ chia sẻ gía trị, không chia sẻ lợi nhuận.

Các mục tiêu trước mắt cho chính sách của Mỹ là: Kiểm soát căng thẳng giữa Riyadh và Tehran; Đảm bảo thực thi thỏa thuận hạt nhân với Iran; Cố gắng duy trì khuynh hướng hòa bình trong một số thỏa thuận khu vực ở Syria.

 

Khi mà sự hỗn loạn trong khu vực ngày càng lan rộng, Washington muốn đạt được những điều này là điều không dễ dàng. Hơn nữa, sẽ càng khó khăn hơn cho Washington trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới khi mà các cuộc diễn thuyết hùng biện ngày càng trở nên quan trọng hơn các lý do được nêu ra.

Đây là năm cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống, thế nên ông Obama và các thành viên ban ngoại giao của ông chắc chắn sẽ có một nhiệm kỳ bận rộn trước mắt.

Nên đọc
Lê Thị Hải Yến (Theo BBC)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo