Bạc Liêu: Làm giàu từ mô hình trồng măng tây
Đó là mô hình trồng măng tây xanh của lão nông Trương Minh Bạch, ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông (TP.Bạc Liêu). Ông Bạch cho hay, hiện sản phẩm măng tây của gia đình không đủ cung cấp cho thị trường.
Tiêu thu măng tây xanh chủ yếu là các nhà hàng, quán ăn, bếp khách sạn trong và ngoài tỉnh. “Khi đến đợt thu hoạch, trung bình mỗi tháng tôi thu khoảng 240kg, với giá bản khoảng 60.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí có thể lãi khoảng 10 triệu đồng” - ông Bạch bộc bạch.
Nghe ông Bạch chia sẻ, Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý đánh giá cao mô hình trồng măng tây xanh, đồng thời cho rằng đây là hướng sản xuất bền vững khi bà con đã nắm vững kỹ thuật và kết nối để có được đầu ra ổn định.
Trước đó, Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý đã có buổi làm việc với Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu nhằm nắm bắt tình hình nông dân, nông thôn, công tác Hội và phong trào nông dân trên địa bàn.
Đại diện lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu báo cáo, đến cuối năm 2016 qua tổng hợp đánh giá, Hội Nông dân địa phương này đạt 9/11 chỉ tiêu thi đua T.Ư giao; đạt 12/14 chỉ tiêu thi đua của tỉnh giao. Hội đã kiện toàn lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ nông dân, và hàng năm đều có tăng trưởng từ nguồn Trung ương phân bổ, ngân sách tỉnh cấp bổ sung và vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ bằng nhiều hình thức. Đến nay nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh có hơn 13,9 tỷ đồng, bình quân tăng trưởng 20% /năm.
Tại buổi làm việc, ông Phạm Hữu Thơm - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu, kiến nghị: Trung ương Hội NDVN quan tâm phân bổ một số chương trình, dự án hỗ trợ cho nông dân Bạc Liêu, nhất là về sản xuất và bảo vệ môi trường. Các Chương trình, đề án phối hợp với các bộ, ngành theo Quyết đinh số 673/2011 của Thủ tướng Chính phủ cần cụ thể hơn trách nhiệm của từng ngành đối với từng công việc mà Thủ tướng đã giao...
Tại buổi làm việc, bà Lê Thị Ái Nam - Phó Bí Thư thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu nhận xét, các mô hình của nông dân, Hội Nông dân hướng dẫn xây dựng ngày càng phát triển và có hiệu quả thiết thực; tăng trưởng nguồn Quỹ HTND ổn định. Hội đã góp phần giúp nông dân giảm bớt khó khăn về nguồn vốn, phát triển sản xuất. Tuy nhiên, theo bà Ái Nam, số lượng hội viên Hội Nông dân đông nhưng chất lượng chưa đồng đều; mô hình của nông dân rất nhiều, nhưng việc nhân rộng chậm…
Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý yêu cầu Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu cần có giải pháp khắc phục những mặt tồn tại mà đại diện lãnh đạo cấp ủy đã chỉ ra, đồng thời yêu cầu, Hội cần gắn với giải quyết quyền lợi thiết thực của nông dân với đổi mới cách sinh hoạt để lôi cuốn nông dân đến dự. Cần xây dựng những mô hình có hiệu quả phối hợp với báo, đài để tuyên truyền nhân rộng, tạo sức lan tỏa.
“Hội cần chỉ đạo và tổ chức thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Hội là đề xuất xây dựng những chính sách bảo vệ nông dân; tăng cường các hoạt động hỗ trợ, tư vấn dịch vụ cho nông dân, hỗ trợ khoa học kỹ thuật; xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị” - Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh