Bản chất việc rau quả Thái Lan ùn ùn vào Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 8/2017 đạt 169 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu rau quả 8 tháng đầu năm 2017 đạt 1,02 tỷ USD, tăng 93,7% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 190 triệu USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ 2016 và mặt hàng quả đạt 809 triệu USD, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2016.
Xét về thị trường, báo cáo cho thấy, thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trong thời gian qua là thị trường Thái Lan (chiếm tới 61,8% thị phần), tiếp đến là thị trường Trung Quốc (chiếm 16%).
Như vậy, 2 thị trường này đã chiếm tới 77,8% thị phần nhập khẩu rau quả của Việt Nam. Tính ra, Việt Nam đã chi khoảng 793 triệu USD nhập khẩu rau quả từ 2 thị trường này, tương đương khoảng 18.000 tỷ đồng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua, giá trị nhập khẩu rau quả ở tất cả các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu rau quả tăng nhiều nhất là Thái Lan (gấp 3,2 lần), tiếp đến là thị trường Ấn Độ (gấp 2,2 lần) và New Zealand (tăng 53,5%).
Lý giải thích lý do vì sao rau quả Thái Lan, Trung Quốc chiếm số lượng lớn thị phần nhập khẩu của Việt Nam, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ diễn ra ngày 7/9, ông ông Hoàng Trung - Cục trưởng Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, rau quả mà Thái Lan chủ yếu xuất khẩu sang Việt Nam gồm các loại bòn bon, nhãn, mít, măng cụt...
"Lý do tăng nhập khẩu rau quả từ Thái Lan là do Việt Nam tạm nhập sau đó tái xuất sang Trung Quốc (chiếm trên 90%), trong khi chỉ 10% trái cây Thái được người dân tiêu thụ, qua kiểm tra số liệu đầu nhập khẩu vào và đầu xuất khẩu đi qua cửa khẩu Lạng Sơn và hầu hết là tái xuất", vị này cho biết.
Về thông tin nhãn nhập khẩu từ Thái Lan đang ùn ùn vào Việt Nam khiến nhãn nội gặp khó, ông Trung cho biết chưa có cơ sở để kết luận, qua báo cáo cho thấy, 90% số nhãn được được nhập từ Thái Lan sau đó lại tái xuất sang Trung Quốc. Ông cũng cho biết, ỗi năm Việt Nam ta xuất khẩu khoảng 200.000-300.000 tấn nhãn, thậm chí, mỗi tháng có 30-100 tấn nhãn xuất khẩu đi Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước