Phóng sự (kỳ 2): Dãy Trường Sơn đang khóc
Hà Nội tháng 3 thơm ngát những gánh hoa bưởi / Phóng sự (kỳ 1): Lên với Trường Sơn
Lời thỉnh cầu từ biến đổi khí hậu
Theo phân tích của các nhà khoa học, dãy Trường Sơn tạo ra tính ì của nền khí hậu địa phương, làm chậm các tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu tạo ra. Thảm rừng trên Trường Sơn góp phần giảm nhẹ quá trình lũ lụt, hạn chế sự tàn phá của các cơn bão, làm chậm quá trình hạn hán. Đồng thời, duy trì nguồn dược liệu tự nhiên quý giá, dự trữ quỹ gen và các loài thiên địch góp phần giảm nhẹ các dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, sức khỏe cộng đồng do hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra.
Với tổng diện tích 11 triệu ha rừng và đất tự nhiên, nếu chỉ tính 50 % diện tích có rừng (cây thân gỗ) thì mỗi năm dãy Trường Sơn giữ được 22-25 triệu tấn CO2, góp phần đáng kể giảm hiệu ứng nóng lên toàn cầu mà không cần đầu tư gì nhiều ngoài nhiệm vụ bảo vệ rừng.
Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường bức xúc trên phạm vi toàn cầu, bao gồm, sự biến đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên nước ngọt, suy thoái tầng ôzôn, suy thoái đất và hoang mạc hóa, ô nhiễm các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy…trong đó có rất nhiều nguyên nhân đặc biệt là các hệ sinh thái rừng bị suy thoái trầm trọng. Nguyên nhân chính bởi do diện tích rừng ngày một bị chuyển đổi, chặt phá rừng..., đất lâm nghiệp ven dãi Trường Sơn, đến rừng ngập mặn ven biển cũng bị hủy hoại nghiêm trọng (giảm 80% diện tích) chuyển đổi thành các ao đầm để nuôi trồng thủy hải sản phi quy hoạch. Đến cả việc chuyển đổi 3 loại rừng, giao đất, khoán rừng cho cá nhân hộ gia đình, tập thể doanh nghiệp…nhiều địa phương đã quá tùy tiện, dẫn đến đối tượng được giao rừng tự tung tự tác, chặt phá rừng tự nhiên để trồng cây nguyên liệu keo, tràm...đến cả các công trình thủy điện lớn nhỏ mọc lên như nấm chặt phá, ngăn dòng chảy khe suối thành những túi nước khổng lồ treo lơ lững trên cao khi mưa lũ đua nhau xả lũ gây ra nên thảm họa khủng khiếp như vừa qua ở miền Trung.
Vùng lũ miền Trung mất mát, đau thương
Miền Trung năm 2020, lũ chồng lũ, đợt bão lũ bắt đầu xuất phát điểm từ đêm 6, rạng sáng ngày 7 tháng 10, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế của bắc Trung Bộ, một phần nam Trung Bộ gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và bắc Tây Nguyên.
Trong khoảng thời gian tháng 10, đến đầu tuần tháng 11, hoàn lưu áp thấp nhiệt đới gió mùa, xoáy thuật nhiệt đới hình thành và liên tiếp biến động ở biển Đông. Khởi đầu tháng 10 bằng áp thấp thứ nhất đợt ngày 6-8, áp thấp thứ hai đợt ngày 10 cho đến bão Linfa (số 6) ngày 11, tiếp đó là áp thấp thứ ba đợt ngày 12, bão NangKa (số 7) ngày 13, áp thấp thứ tư ngày 16, bão Saudel (số 8) ngày 25, bão Molave (số 9) ngày 28; đến tháng 11 với bão Goni (số 10) ngày 6-7, bão Etau (Số 12)ngày 10-11, bão Vamco (số 13) ngày 14 – 15, lượng mưa lớn đổ dồn về khu vực, khiến nhiều địa phương tại miền Trung bị ngập lụt trên diện rộng, nhiều nơi nước lũ dâng cao, chia cắt nhiều địa bàn, tổn thất do bão lũ gây ra cho cả dãi miền Trung là vô cùng lớn.
Lũ lụt gây sạt lỡ tại tỉnh Quảng Nam
Hon 1 tháng qua bão lũ dồn dập đổ xuống nhấn chìm cả dãi đất miền Trung, gây ảnh hưởng sâu rộng và tác động tổn thất, thiệt hại toàn khu vực, phá hủy, trì hoãn và đẩy ngược nền kinh tế - xã hội của miền Trung, hàng trăm người chết và mất tích, hàng vạn ngôi nhà dân bị sụp đổ, lũ cuốn trôi và hư hỏng, nông dân tay trắng tay tại các địa phương Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Cho đến thời điểm hiện tại ở miền Trung trời đã tạnh, người dân các tỉnh tên chưa thể hoàn hồn trở lại, bởi họ chưa hiểu ra chuyện gì vừa mới xảy ra kinh khủng như vậy.
Người trong cuộc nói gì?
Phân tích về nguyên nhân gây ra lũ lụt, sạt lở nặng nề vừa xảy ra tại miền Trung, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam GS.TS Vũ Trọng Hồng cho rằng: Nguyên nhân chính do rừng bị phá tàn khốc, thảm thực vật bị cạo trọc mất đi, nên lũ về miền Trung lớn đến mức như vậy, liên tiếp gây ra sạt lở nghiêm trọng. Cũng theo GS.TS này, nếu có thảm thực vật, nước mới ngấm xuống đất, mỗi hecta rừng có thể thu được 4 mét khối nước. Mưa xuống, nước sẽ chia làm mấy nhánh, một là sẽ ngấm xuống dự độ ẩm cho đất, một phần nước trên thân cây gỗ, trên lá rồi bốc hơi, phần còn lại chảy xuống khe suối phân lũ sau khi đã được phân tán. Ngược lại phá rừng, mất rừng là mất tất cả. Bởi những chỗ bị sạt lở đều là đất trơ trọi, không có thảm thực vật, khi mưa nước sẽ thấm sâu vào lớp đất ấy đã bị tác động từ lâu, nắng lên, đất sét đã bị phong hóa, sau đó, trọng lượng tăng do mưa dồn xuống, theo nguyên tắc trên độ dốc sẽ trượt khi lực đẩy xuống lớn hơn lực giữ.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải (mang áo xanh dương) cùng đoàn công tác kiểm tra thực tế khu vực rừng Bắc Trường Sơn, Vũ Quang.
Số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng, mặc dù diện tích rừng bị thiệt hại giảm 270ha/năm, trong 4 năm từ 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283ha. Như vậy, trung bình mỗi năm chúng ta mất đi 2.430ha rừng. Nhận định của Viện Điều tra và quy hoạch rừng, lý do chính khiến diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức, đặc biệt là tại 2 khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
Lời kết
Nạn phá rừng hiện nay đã gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn như việc phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, phá rừng, chặn dòng chảy khe suối để làm thủy điện, các công trình giao thông, khai thác đất bừa bãi… Tất cả đều đã trở thành "thủ phạm" gây ra lũ lụt, sạt lở núi lỡ đất nghiêm trọng ở miền Trung nói riêng, cả dãi Trường Sơn nói chung.
Ông Nguyễn Hữu An – Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố, Hương Sơn, Hà Tĩnh lo lắng, kịch bản xấu nhất có thể sẽ xảy ra nếu rừng Trường Sơn, đặc biệt các khu sinh quyển, các dãi rừng dọc ven biển miền Trung nếu không có các dự án đầu tư của tổ chức phi chính phủ cũng như phía Chính phủ Việt Nam để bảo vệ nghiêm ngặt, không tăng cường lực lượng, không có chế tài đặc thù cho lực lượng kiểm lâm bảo vệ rừng chống xâm hại rừng thì nguy cơ mái nhà Trường Sơn xanh sẽ bị tổn thương ngày một nặng nề hơn bởi sự biến đổi khí hậu ngày một tàn khốc, cộng với sự tàn phá rừng, đất lâm nghiệp dưới chân dãi trường Sơn ngày một gia tăng.
Khu đa dạng sinh học Rào Àn - nơi thu hút các nhà khoa học đến nghiên cứu, tìm hiểu
Nhiều nhà khoa học tâm sự rằng, tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng thì cuối thế kỷ 21 có thể sẽ khiến 22 triệu người Việt Nam sống ven biển mất nơi cư trú. Hàng chục triệu dân cư đó sẽ đi đâu về đâu nếu rừng Trường Sơn bị xâm hại như hiện nay? Nếu vấn đề biến đổi khí hậu ngày một gia tăng thì nhận định trên sẽ đến sớm hơn. Vì thế việc cần có dự án đầu tư để bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn, đặc biệt là đảm bảo an ninh môi trường miền Trung sẽ là một chiến lược thích ứng của Việt Nam và cả các nước trên bán đảo Đông Dương trước thảm họa biến đổi khí hậu bão lụt, mưa lớn xảy ra ngày một phức tạp.
Đi trong rừng Rào Àn nguyên sinh, tôi thầm mong, cả dãy Trường Sơn bao la hùng vỹ này sẽ được mãi nguyên xanh, vạn vật đều được bình yên để bảo vệ, giữ gìn sự sống cho chúng ta, cho hôm nay và cho cả mai sau. Và tôi cũng cảm nhận được, dãy Trường Sơn đang khóc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Vượt rừng.