Bản ghi nhớ về lao động lần thứ 6 của Việt Nam - Hàn Quốc có giá trị trong vòng 2 năm
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae- in, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Moon Jae- in, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung và ngài Dong Yeon Kim, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc đã ký Bản ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (gọi tắt là Chương trình EPS).
Đây là lần thứ 6 Việt Nam và Hàn Quốc ký Bản ghi nhớ về Chương trình EPS. Bản ghi nhớ lần này có giá trị trong 2 năm. Các Bản ghi nhớ trước đã được ký vào các năm 2004, 2006, 2010, 2012, 2016. Bản MOU ký lần này có giá trị 2 năm.
Nội dung của Bản ghi nhớ về Chương trình EPS được ký lần này về cơ bản giống các bản ghi nhớ đã ký trước đây, trong đó đề cập trách nhiệm của cơ quan phái cử và tiếp nhận, những chi phí phái cử, quy trình tuyển chọn, giới thiệu và ký hợp đồng với các ứng viên.
Bản ghi nhớ cũng quy định các công tác chuẩn bị trước khi đi, hỗ trợ quá trình phái cử và tiếp nhận lao động; các biện pháp phòng ngừa tình trạng cư trú bất hợp pháp của người lao động. Bản ghi nhớ đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm của các cơ quan liên quan cả hai phía Việt Nam và Hàn Quốc trong việc thực hiện Chương trình EPS.
Việc hai Bộ ký bản ghi nhớ về Chương trình EPS trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam cấp nhà nước của Tổng thống Hàn Quốc thế hiện sự quan tâm của lãnh đạo hai nước trong việc tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực lao động - việc làm, trong bối cảnh trao đổi kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước đang ngày càng phát triển.
Hiện nay, Việt Nam có gần 50.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc, trong đó có 38 ngàn người làm việc theo Chương trình EPS với mức lương bình quân từ 1.000 đến 1.500 USD/tháng. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất trong việc triển khai Chương trình EPS mà hai bên đang nỗ lực giải quyết đó là tình trạng người lao động Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng lao động đã không về nước mà tiếp tục ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Thời gian vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã cùng với phía Hàn Quốc thực hiện quyết liệt nhiều chính sách, giải pháp để giảm tỷ lệ lao động Việt Nam cư trú, làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc và đã giảm đáng kể. Song đây mới là kết quả bước đầu, hai bên sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp quyết liệt hơn nữa để Chương trình được thực hiện có hiệu quả và theo đúng luật pháp của hai nước.
Dự kiến trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ trao đổi, thống nhất với phía Hàn Quốc về kế hoạch triển khai Bản ghi nhớ này bao gồm việc tổ chức các kỳ thi tuyển lao động theo Chương trình EPS trong các ngành sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024
Nhật Bản hỗ trợ Đà Nẵng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên