Bán lẻ hàng hóa tăng ấn tượng nhờ nguồn cung dồi dào, giá cả ổn định
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), do nguồn hàng dồi dào, giá cả ổn định hoặc giảm ở nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ cùng với việc tăng cường triển khai các chương trình khuyến mại, thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm là những yếu tố chủ yếu làm tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 8 tháng năm nay.
Tổng cục Thống kê cho biết, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2015 ước tính đạt 271,7 nghìn tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 207,1 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% và tăng 10,8%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 32,4 nghìn tỷ đồng, tăng 0,1% và tăng 11,3%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2,8 nghìn tỷ đồng, giảm 10,5% và tăng 12,8%; doanh thu dịch vụ khác đạt 29,4 nghìn tỷ đồng, giảm 3,2% và tăng 8,5%.
Tính chung trong 8 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2116,7 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 9,1%, cao hơn mức tăng 7,8% của cùng kỳ năm 2014).
Cũng theo Tổng cục Thống kê, xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng đạt 1608,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 76% tổng mức và tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành hàng tăng khá: Lương thực, thực phẩm tăng 15,2%; may mặc tăng 12,1%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình ước tăng 11,7%; phương tiện đi lại ước tăng 9,1%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 8,4%.
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có tỷ trọng lớn về doanh thu đạt mức tăng cao trong 8 tháng: Hà Nội tăng 12,8%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 12%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng đạt 246,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,7% tổng mức và tăng 7% so với cùng kỳ năm trước (doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống của Hà Nội tăng 2,4%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 5,2%); doanh thu du lịch lữ hành đạt 19,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% và giảm 1,2%.
Doanh thu dịch vụ khác 8 tháng năm nay đạt 242,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4% tổng mức và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của Hà Nội tăng 7,5%; Hải Dương tăng 10%; Quảng Ninh tăng 10,4%; Cần Thơ tăng 11%; Nam Định tăng 12,3%; Bình Thuận tăng 14,1%; thành Phố Hồ Chí Minh tăng 14,3%; Hà Tĩnh tăng 14,5%; Vĩnh phúc tăng 15,4%; Bắc Ninh tăng 16,9%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều