Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Hai đạt 288 nghìn tỷ
Theo đó, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng ước tính đạt 288 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 218,8 nghìn tỷ đồng, tăng 6,6%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 33,7 nghìn tỷ đồng, tăng 6,1%; doanh thu hoạt động du lịch lữ hành đạt 2,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,8%; doanh thu hoạt động khác đạt 33,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8,3%.
Tính chung 2 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 587 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước, loại trừ yếu tố giá tăng 8,3%.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 446,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,1% tổng mức và tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành hàng tăng khá: Lương thực, thực phẩm tăng 12,5%; đồ dùng, dụng cụ; may mặc tăng 10,6%; trang thiết bị gia đình tăng 10,4%; phương tiện đi lại tăng 6,8%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 3%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng đầu năm ước tính đạt 68,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,7% tổng mức và tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của một số địa phương tăng khá: Bình Dương tăng 26,9%; Thanh Hóa tăng 22,2%; Hải Phòng tăng 15,7%; Hà Nội tăng 12,5%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 3,1%.
Doanh thu du lịch lữ hành 2 tháng đầu năm ước tính đạt 4,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,8% tổng mức và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu du lịch lữ hành của Bình Thuận tăng 26,1%; Bình Định tăng 13,3%; Hà Nội tăng 9,3%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 6,6%; Đà Nẵng tăng 4,5%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12% có khả thi?
Đẩy mạnh dịch vụ logistics hàng không để phát triển du lịch Việt Nam
2 ngày tung một sản phẩm mới, Vinamilk tiên phong đưa chuẩn thế giới về Việt Nam
Nhìn lại kinh tế Thủ đô - Bài 1: Cán đích hơn mong đợi
Thị trường bất động sản Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực
Ngành nông nghiệp cần tăng tốc