Bán lẻ, thương mại điện tử phát triển mạnh, giá thuê nhà kho sẽ tăng mạnh trong năm 2018
Các đại gia bán lẻ, thương mại đổ xô vào Việt Nam khiến nhu cầu nhà kho tăng
Dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, trong tháng một 2018, chỉ số sản xuất tăng 23,8% theo năm. Các ngành có chỉ số tăng trưởng mạnh nhất là thuốc lá (21%), dệt (23%), may mặc (25%) và đặc biệt là ngành sản xuất máy tính, điện tử và các sản phẩm quang học (38%). Đã có nhiều khoản đầu tư quy mô lớn vào ngành sản xuất máy tính, điện tử và thiết bị quang học vào Việt Nam từ các tên tuổi quốc tế như Samsung, Foxcom và LG.
Trong năm 2017, Vinfast, một nhà sản xuất ô tô trong nước, sẽ đưa dây chuyền sản xuất xe hơi vào hoạt động và ra mắt mẫu xe đầu tiên trong năm 2020. Dự án trọng điểm này sẽ thu hút các nhà cung cấp đến TP. Hải Phòng và sẽ giúp làm tăng nhu cầu về nhà kho.
Chi tiêu tiêu dùng tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh và sẽ tiếp tục trong các năm tới, đặc biệt đối với thương mại điện tử. Những nhà bán lẻ lớn trên nền tảng mạng internet từ Trung Quốc đã xâm nhập thị trường Việt Nam như Alibaba, JD.com và Tencent.
Sự mở rộng của các mô hình bán lẻ hiện đại từ các doanh nghiệp quốc tế như Lotte và Aeon đi kèm với sự tăng lên của hệ thống cửa hàng tiện lợi là những yếu tố kích cầu chính cho thị trường nhà kho. Dựa trên các yêu cầu thuê mà CBRE tiếp nhận, các công ty trong ngành 3PLs, bán lẻ và sản xuất có nhu cầu thuê kho cao.
Các vị trí được ưa thích là TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội, Bắc Ninh và Đồng Nai. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã ảnh hưởng đến thị trường nhà kho. Các nguồn cung chất lượng hơn sẽ đi vào hoạt động trong ba năm tới ở phía Bắc và phía Nam. Tại các nước trong khu vực, loại hình nhà kho tự động và các rô bốt logistics được đề xuất để tăng tính cạnh tranh tại các khu vực có nguồn điện ổn định, kết nối internet mạnh và mặt bằng sàn phẳng.
Giá thuê dự kiến tăng
Giá thuê được kỳ vọng sẽ tăng trong các năm tới tại cả thị trường phía Bắc và phía Nam.
Khu vực phía Bắc tập trung tại xung quanh thủ đô Hà Nội và các tỉnh ven biển bao gồm Hải Phòng. Các khu vực này tập trung dân số đông đúc nhất khu vực, đây là các khách hàng tiềm năng và là nguồn nhân lực dồi dào. Thêm vào đó, khả năng tiếp cận với cảng biển giúp phát triển các ngành công nghiệp. Khu vực phía Bắc đang nhận được sự quan tâm của nhiều chủ đầu tư khu công nghiệp nước ngoài. Ở khu vực phía Bắc, với lượng nguồn cung nhà kho hạn chế, giá thuê kỳ vọng sẽ tăng 2,0% trong năm 2018 và sẽ tăng 1,5% trong năm 2019 và 2020. Tỷ lệ trống được kỳ vọng sẽ giảm từ 22% trong năm 2018 xuống 19% trong năm 2020.
Khu vực phía Nam bao gồm TP.HCM và các tỉnh lân cận, được kết nối tốt bởi hệ thống đường cao tốc và các cảng thủy nội địa, cảng biển và cảng hàng không quốc tế. Với vị trí thuận lợi, nằm gần trung tâm logistics của vùng như Hồng Kông, khu vực phía Nam luôn dẫn đầu thị trường Việt Nam về mảng công nghiệp. Tại khu vực phía Nam, giá thuê kho được kỳ vọng sẽ tăng 4,0% trong năm 2018 và 3,5% trong năm 2019 và 2020. Khả năng tăng giá cao hơn tại phía nam nhờ có nhu cầu cao từ các nhà bán lẻ, 3PLS và các nhà sản xuất. Đồng thời nguồn cung mới tốt hơn đến từ các công ty lớn như Gemadept, Saigon Newport and Saigon Depot. Tuy nhiên, khu vực phía Nam cũng sẽ có tỷ lệ trống cao hơn, khoảng 20% trong năm 2018 đến 2020.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại sáng 8/11 sau khi Fed hạ lãi suất
Giá nông sản ngày 8/11/2024: Hồ tiêu tăng trở lại, cà phê giảm nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 8/11/2024: USD giảm sau khi Fed điều chỉnh lãi suất
Đưa hàng Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng ở Đông Bắc Thái Lan
Rạng Đông Holding RDP lại bị 'bêu tên' vì chậm công bố thông tin
Giá heo hơi ngày 8/11/2024: Ổn định trên diện rộng