Tin tức - Sự kiện

Băng phiến - kẻ thù kinh hoàng với trẻ nhỏ

(DNVN) - Vỡ hồng cầu làm thiếu máu, gây hoại tử gan, tổn thương thần kinh (nhất là ở trẻ nhỏ). Bệnh nhân bị buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, vàng da, tiểu sậm màu, nhức đầu, bồn chồn, kích động, lú lẫn, co giật rồi hôn mê, thậm chí có thể tử vong do ngộ độc băng phiến gây ra.

Hình ảnh bé gái 8 tháng phản ứng chậm chạp, lờ đờ.

Gần đây, câu chuyện về bé gái 8 tháng tuổi chào đời khỏe mạnh nhưng dần như trẻ thiểu năng trí tuệ chỉ vì thói quen dùng băng phiến của mẹ được các bà mẹ truyền tai nhau như một lời cảnh báo. Chuyện là bà mẹ Vương (Trung Quốc) nhận thấy con gái nhỏ Bảo Bảo 8 tháng tuổi mà không có các biểu hiện lanh lợi như các bé cùng tuổi. Mắt bé lờ đờ, chân tay lười vận động, phản ứng chậm chạp, thường xuyên bị trúng gió và da vàng hơn hẳn các bạn. Người mẹ trẻ đưa bé đi đến bệnh viện khám, bác sĩ ngửi thấy mùi băng phiến trên cơ thể bé. Chị Vương giải thích rằng do nhà ẩm thấp nên chị dùng băng phiến để đuổi gián, mối mọt.

Qua các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bé Bảo Bảo bị hội chứng tan máu cấp tính vì ngộ độc băng phiến. Hội chứng này kéo dài trong nhiều tháng khiến hồng cầu trong cơ thể bé bị vỡ quá nhanh, sản xuất không kịp để bù đắp khiến bé bị thiếu máu não, phản ứng chậm chạp, vàng da. Não bộ của bé cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến bé trí tuệ chậm phát triển như người bị bệnh down bẩm sinh. Thông tin trên báo Gia đình và xã hội. 

Băng phiến.

Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương cho biết, chỉ cần nuốt 1-2 viên (1gram) băng phiến loại thế hệ cũ là có thể bị ngộ độc và nếu nuốt đến 4-8 viên là có thể gây tổn thương thần kinh thậm chí tử vong. Với long não thế hệ mới liều độc cao hơn, có thể lên đến 30-40 viên mới gây ngộ độc cấp.

Với ngộ độc mãn, theo Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ, nếu tiếp xúc thường xuyên với băng phiến thế hệ cũ theo đường hô hấp thì nồng độ an toàn tối đa là 0,003mg/m3 không khí. Nếu tiếp xúc theo đường ăn uống liều lượng tối đa có thể an toàn là 0,02mg/kg cân nặng cơ thể.

Với những gia đình có trẻ nhỏ, nên hạn chế sử dụng băng phiến, chỉ dùng khi cần thiết như nhà ẩm thấp, có nhiều gián. Quần áo của trẻ để trong tủ có băng phiến cần phải được phơi nắng cho bay hết mùi trước khi mặc cho trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ chơi, nghịch vì băng phiến rất giống kẹo, có mùi thơm nên trẻ có thể sẽ ăn vì nghĩ là kẹo. Tốt nhất hãy để xa tầm với của trẻ.

 

Nên đọc


Nguyễn Hà (t/h)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo