Báo chí quốc tế nói gì xung quan vụ tàu Trung Quốc dâm chìm tàu cá Việt nam
Ngày 27/5, tàu của Trung Quốc đã ngăn chặn, cản trở các tàu của Việt Nam cứu hộ tàu chìm bất chấp dư luận quốc tế đang lên án, chỉ trích...
Trung Quốc ngăn cản Việt Nam cứu hộ tàu cá bị đâm chìm
Trao đổi với báo chí chiều 27/5, ông Hà Lê, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cho biết, diễn biến trên thực địa vẫn rất căng thẳng. Các tàu của Trung Quốc liên tục có hành động gây hấn, đâm va và ra sức cản trở hoạt động của các tàu Việt Nam.
Lực lượng chấp pháp của Việt Nam vẫn gia tăng các hoạt động đấu tranh, gây áp lực với tàu Trung Quốc nhằm đẩy đuổi các phương tiện này ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Thông tin về sự dịch chuyển của giàn khoan Hải Dương 981, ông Hà Lê cho biết, đến 10h sáng ngày 27/5, giàn khoan được các tàu Trung Quốc neo tại vị trí 15 độ 33,38 phút độ Bắc, 111 độ 34,62 độ Đông, cách đảo Tri Tôn về hướng đông đông nam 25 hải lý và cách vị trí cũ 23 hải lý theo hướng đông đông bắc, cách đảo Lý Sơn khoảng 150 hải lý.
Ông Hà Lê cho hay, phía Trung Quốc tuyên bố di chuyển giàn khoan ra vị trí mới để tiếp tục thăm dò. Lực lượng kiểm ngư tiếp tục theo dõi sát sao để biết chắc ngoài thăm dò liệu còn có động cơ, mục đích nào hay không.
Trong ngày, các tàu Trung Quốc gia tăng cường độ hoạt động và có 2 máy bay liên tục cất cánh thăm dò các tàu của Việt Nam trong vùng biển có giàn khoan.
Đặc biệt, phía Trung Quốc đã tăng cường tàu quân sự, tàu hải giám và hải tuần với công suất lớn hơn so với các tàu đã sử dụng trong những ngày qua. Các tàu này gia tăng hoạt động cản phá lực lượng chấp pháp của Việt Nam làm nhiệm vụ ở khoảng cách giàn khoan từ 5 – 6 hải lý.
Tàu chiến Trung Quốc ngày 27/5 hoạt động hung hăng hơn, tăng cường áp sát các tàu kiểm ngư hơn, thường xuyên có hành động mở bạt che vũ khí, chĩa súng hướng thẳng vào tàu kiểm ngư của Việt Nam để đe dọa.
Tàu Hải cảnh, Hải tuần, tàu kéo, tàu vận tải của Trung Quốc vẫn tổ chức thành nhiều nhóm áp sát các tàu chấp pháp của Việt Nam trong quá trình tiếp cận giàn khoan nhằm vây ép, đẩy phạm vi hoạt động từ 5 đến 6 hải lý ra ngoài 10 hải lý.
Ngoài ra, các tàu Trung Quốc đã có hành vi đâm húc ngăn cản các tàu cá của Việt Nam ở phạm vi cách giàn khoan 15 – 17 hải lý.
Tàu Hải cảnh, Hải tuần, tàu kéo, tàu vận tải của Trung Quốc vẫn tổ chức thành nhiều nhóm áp sát các tàu chấp pháp của Việt Nam trong quá trình tiếp cận giàn khoan nhằm vây ép, đẩy phạm vi hoạt động từ 5 đến 6 hải lý ra ngoài 10 hải lý.
Cũng theo ông Hà Lê, trong ngày 27/5, cơ quan chức năng Việt Nam tổ chức trục vớt tàu ĐNA – 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm trong ngày 26/5. Tuy nhiên, các tàu của Trung Quốc đã có hành động ngăn chặn, cản trở các tàu của Việt Nam cứu hộ tàu chìm.
“Hành động của phía Trung Quốc là hết sức nguy hiểm, vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế về cứu hộ cứu nạn trên biển”, ông Hà Lê bức xúc lên án.
Biển Đông nóng: Có kịch bản sẵn kinh tế không bị động
Báo chí quốc tế chỉ trích Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam
Cộng đồng quốc tế thật sự quan ngại về những hành động nguy hiểm và làm leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là sau sự kiện tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam hôm 26/5.
Trong bài viết mang tiêu đề "Trung Quốc đâm chìm tàu cá làm tăng căng thẳng với Việt Nam", trang tin Bloomberg đánh giá sự kiện là màn đối đầu nghiêm trọng nhất của hai nước kể từ năm 2007.
Trang tin dẫn lời ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói rằng, con tàu cá mang số hiệu DNa 90152 bị "tàu Trung Quốc đâm trúng". 10 ngư dân trên tàu DNa 90152 đã được các tàu Việt Nam ở gần đó cứu.
Bloomberg tiếp tục dẫn lời Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói, hành động đâm chìm tàu cá của Việt Nam đã phản ánh "các hành động hết sức nguy hiểm, đe dọa mạng sống con người".
"Điều quan trọng là tất cả các quốc gia cần khôi phục sự ổn định trong khu vực, hành động điềm tĩnh, thận trọng, tuân thủ với luật pháp quốc tế và không hành động đơn phương để làm tăng căng thẳng", ông Suga nói.
Trong buổi họp báo ngày 26/5, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera cho rằng vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam là “một vấn đề nguy hiểm”.
Khi đưa tin về sự kiện, tờ New York Times nhận xét, vụ đâm tàu diễn ra sẽ tiếp tục tăng cao căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, theo sau việc chính quyền Bắc Kinh kéo giàn khoan nước sâu vào vùng biển nằm gần Hoàng Sa trong ngày 1/5.
Tờ báo cũng dẫn lời Dennis J. Blasko, cựu quan chức quân sự của tòa Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, đánh giá vụ đâm tàu là điều Mỹ quan ngại vì nó có thể làm căng thẳng tình hình.
Theo New York Times, Trung Quốc đã tiến hành kiểm duyệt các phản ứng của người dân nước này trên các mạng xã hội về vụ việc trên.
Trang NYTimes.com - vốn bị chặn tại Trung Quốc - cũng cho biết, một người dùng mạng Sina Weibo đã chỉ trích những ngôn từ mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc sử dụng để nói về Việt Nam, rằng những ngôn từ đó không phù hợp quy tắc ngoại giao. Song lời bình này sau đó đã bị kiểm duyệt xóa bỏ.
Hãng tin AP dẫn nguồn báo chí Việt Nam nói rằng, khoảng 40 tàu cá Trung Quốc đã bao vây các tàu cá Việt Nam trước khi xảy ra vụ việc. Sau đó một trong các tàu cá Trung Quốc đã đâm trúng tàu cá Việt Nam, hất các cư dân xuống biển.
Nước Mỹ, nơi chia sẻ chung mối quan ngại với các quốc gia nhỏ về sức mạnh quân sự đang tăng lên của Trung Quốc, đã lên án việc triển khai giàn khoan dầu của Trung Quốc là "hành động gây hấn".
Các hãng tin lớn như BBC, AFP, Reuters đều đưa tin về sự kiện, đánh giá nó sẽ khiến tình hình trên Biển Đông tiếp tục leo thang căng thẳng.
Việc thông báo với thế giới về các hành động gây căng thẳng của Trung Quốc là bước đi quan trọng, nhằm giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về tình hình Biển Đông.
Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo