Tin tức - Sự kiện

Báo động tình trạng rối loạn tâm lý ở học sinh do áp lực học hành, thi cử

Bố mẹ đặt ra quá nhiều kỳ vọng vào con, quá áp lực chuyện học hành, học ở trường lớp, học ở đến các lớp học thêm và trung tâm đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho trẻ em trong độ tuổi vị thành nên phải nhập viện vì rối loạn tâm lý.

Tự tử vì áp lực học hành

Gần đây câu chuyện thương tâm của nữ sinh học lớp 7 (trường THCS Tân Lâm, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh ) tử tự trong lớp học, để lại bức thư tuyệt mệnh bằng tiếng Anh và tiếng Việt là một hồi chuông báo động. Vốn là một cô bé ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành nhưng do chỉ một thời gian ngắn việc học sa sút, bị giáo viên nhắc nhở và trao đổi về với gia đình, bố mẹ khiển trách mà em đã bồng bột đi đến sự lựa chọn khiến nhiều người phải đau xót. Áp lực với việc học, vô tình đã đẩy em đến với một kết cục bi đát.

Áp lực học hành, thi cử khiến nhiều học sinh căng thẳng, trầm cảm.

Tâm sự với phóng viên báo Infonet, em Võ Thị N.T ( THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) chia sẻ, thời gian ôn thi tốt nghiệp THPT và đại học đang ở giai đoạn nước rút, nhưng em hoàn toàn cảm thấy mệt mỏi và không có động lực học tập. Dù ước mơ đi du học từng là mục tiêu từ rất lâu của em, nhưng đến lúc này em lại không muốn làm gì để cố gắng thêm cả. Lúc nào cũng cảm thấy mình là một người thất bại, tự ti trước bạn bè, không muốn gặp hay nói chuyện với ai, cũng không dám nói chuyện với những người trong gia đình vì sợ họ thất vọng. Em cảm thấy áp lực từ việc học quá lớn và em chỉ muốn chấm dứt tất cả.”

Gần đây, viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận rất nhiều ca điều trị tâm lý mà bệnh nhân là các em học sinh độ tuổi từ 14 – 17, đang đối diện với những kì thi chuyển cấp và tốt nghiệp trước mặt. Trao đổi với chúng tôi, phụ huynh em Nguyễn N.P (15 tuổi, Hải Dương) tâm sự, con mình từ một đứa tre bình thường, 9 năm liền là học sinh giỏi nhưng bỗng nhiên những ngày gần đây chị thấy con có vài dấu hiệu lạ, thường hay nói chuyện một mình, khép lòng với cha mẹ và hay cảm thấy bản thân mình vô dụng. Chị hoảng sợ đưa con đi khám thì phát hiện ra con bị rối loạn tâm lý. Giờ đây tôi chỉ mong được thấy con khỏe mạnh bình thường".

Rối loạn tâm lý do áp lực học quá nặng nề

Nghiên cứu do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam công bố cho thấy áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em và trẻ vị thành niên ở nước ta gặp các rối loạn về sức khỏe tâm thần. Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của BV tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội) với trên 1.200 học sinh ở HN (bậc tiểu học và THCS), có gần 19,4% học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần chung, trong số các ca tự sát có 10% ở lứa tuổi từ 10 đến 17, nguyên nhân chủ yếu là do áp lực học hành. Theo đó, bức xúc tìm đến cái chết là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở những người trẻ tuổi, chỉ đứng sau tai nạn giao thông. Đây thực sự là hiện tượng đáng báo động.

Nhiều học sinh phải đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe tâm thần vì căng thẳng chuyện học hành.

Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, tỷ lệ thanh thiếu niên bị trầm cảm ngày càng nhiều hơn. Trung bình mỗi ngày tại Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận khoảng 200 bệnh nhân đến khám, trong đó có nhiều em chỉ mới 15-16 tuổi. 

 

Theo dõi những vụ việc thương tâm xảy ra trong thời gian qua, có thể thấy đó là kết quả của tâm lý bồng bột tuổi mới lớn, đồng thời do khoảng cách thế hệ, bố mẹ không thể hiểu tâm tư, nguyện vọng của con. Các bạn trẻ luôn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi khi đứng trước những áp lực về việc học mà bố mẹ đặt ra: trường chuyên, lớp chọn, điểm số đứng đầu, trường đại học danh giá,… Nhiều em học sinh không chịu đựng nổi đã nảy sinh những ý nghĩ dại dột.

Theo chuyên gia tâm lý – giáo dục Ths. Nguyễn Thị Bình phân tích, ‘Áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị rối loạn tâm lý. Hiện tại, khối lượng học các môn văn hóa ở trường mà các con phải học là rất lớn. Về nhà, các con còn phải đi học thêm, học ngoại ngữ,… Thời gian con đi học còn nhiều hơn bố mẹ đi làm. Mỗi ngày học 8 tiếng ở trường, học thêm ở nhà, học các môn năng khiếu, trẻ thiếu thời gian trống để chơi thế thao hay tham gia các hoạt động xã hội, điều này khiến trẻ dễ bị ‘mụ mị’, thiếu kỹ năng sống, kinh nghiệm sống. Đó là chưa kể đến sự kỳ vọng của các bậc phụ huynh lên kết quả học tập của con cũng là một áp lực rất lớn. Nhất là ở độ tuổi này, các con còn hạn chế về khả năng cân bằng cuộc sống nên luôn nghĩ rằng hủy hoại bản thân là biện pháp cuối cùng để giải thoát".

Kỳ vọng quá nhiều - Đẩy con vào bước đường cùng

Với mong muốn con mình có một tương lai tốt hơn, không ít bậc phụ huynh đã vô tình tạo nên những áp lực đối với việc học của con. Khi những kỳ vọng của cha mẹ cao hơn so với thực lực, trẻ phải cố gắng nhiều hơn để đạt kỳ vọng đó. ‘Tuy nhiên, nếu với phương pháp học tập chưa hợp lý mà cứ cố nhồi nhét kiến thức, cộng với nội lực tự thân chưa đủ lớn thì trẻ sẽ dễ bị rơi vào rối loạn tâm lý’ – chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Bình phân tích. 

Trước vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng – Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai khuyên rằng, người làm cha mẹ cần phải đề cao sức khỏe của con là chính, thấu hiểu và thông cảm cho những biến đổi trong tâm sinh lý của con. Không nên vì những thành tích hay danh lợi mà vô tình tạo nên cho con những áp lực không đáng có. Thay vào đó, cha mẹ và nhà trường cần tạo cho con môi trường học tập thoải mái và dạy con bằng một thái độ tích cực hơn.

 

Nên đọc
Theo Infonet
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo