Báo Nga điểm danh tên lửa đang bảo vệ Việt Nam
Tên lửa phòng không và tên lửa trên máy bay
Bài viết của tác giả Alexei Syunnerberg trên Sputniknews cho biết, quân đội Việt Nam lần đầu tiên làm quen với các tên lửa Nga cách đây đúng nửa thế kỷ, vào mùa hè năm 1965, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn căng thẳng nhất.
Đó là khi hệ thống tên lửa phòng không S-75 Dvina của Liên Xô bắt đầu tham gia bảo vệ vùng trời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có 1.300 máy bay Mỹ kể cả 54 máy bay ném bom chiến lược B-52 bị bắn rơi.
Việt Nam còn sở hữu các hệ thống phòng không S-125 Pechora, sau đó nâng cấp lên phiên bản hiện đại hơn là Pechora 2TM. Những loại tên lửa này tuy đã cũ nhưng vẫn sẵn sàng bảo vệ vùng trời Việt Nam, kết hợp với những hệ thống tên lửa mới mạnh hơn.
Năm thập kỷ sau chiến tranh, những người lính Việt Nam đã nắm vững kỹ năng vận dụng những loại tên lửa mới của Nga như tổ hợp S-300 với tính năng kỹ chiến thuật vượt trội thay cho các hệ thống Dvina, hoặc với các tên lửa R-73 (theo ký hiệu Mỹ và NATO AA-11 Archer).
Đây là tên lửa dẫn đường lớp không-đối-không được chế tạo dành cho hoạt động không chiến cơ động cự ly ngắn.
Tên lửa có trọng lượng phóng 100 kg, tốc độ di chuyển tới 2.500 km/h và tiêu diệt mục tiêu ở độ cao đến 20 km. Tên lửa R-73 có thể sử dụng trên các tiêm kích MiG và Su do Nga sản xuất hiện có ở Việt Nam, thậm chí trên các máy bay trực thăng.Ngoài ra, tên lửa không đối hạm Kh-59MK cũng có khả năng bố trí trên những phương tiện bay ví dụ như tiêm kích đa năng hạng nặng Su-30MK2.
Trong điều kiện biển động cấp 6, tầm ngắm bắn tối đa của tên lửa Kh-59MK đối với mục tiêu tàu hộ vệ cỡ lớn, tàu khu trục, tàu tuần dương là 285 km, với xác suất bắn trúng là 93%, mục tiêu tàu thuyền cỡ nhỏ là 145 km với tỷ lệ là 70 - 93%.
Để tiêu diệt tàu nhỏ chỉ cần một tên lửa, còn 2 quả tên lửa có thể diệt được tuần dương hạm cỡ lớn.Các máy bay chiến đấu và trực thăng của Không quân Việt Nam do Nga sản xuất còn được trang bị cả tên lửa Kh-35 Uran. Tên lửa có tốc độ cận âm với trọng lượng phóng 500 - 600 kg, thiết kế tiêu diệt tàu với sức rẽ nước tới 5000 tấn ở khoảng cách lên đến 130 km.
Các chiến đấu cơ của Việt Nam còn được trang bị 2 biến thể của dòng tên lửa Kh-31, có tầm bắn thấp hơn Kh-59MK là tên lửa chống hạm Kh-31A và tên lửa chống radar là Kh-31P.
Những loại tên lửa này đã giúp không quân Việt Nam có khả năng chiến đấu toàn diện.
Tên lửa trong biên chế lực lượng hải quân
Việt Nam bắt đầu nhận quả tên lửa Kh-35 Uran đầu tiên năm 1999. Tên lửa này cũng được triển khai trên tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 của Việt Nam và trên các tàu tên lửa Molniya đang đóng theo giấy phép sau khi hai chiếc đầu tiên do Nga bàn giao Hải quân Việt Nam đánh giá cao.
Tại diễn đàn Quân đội 2015 diễn ra ở ngoại ô Moscow tổ chức trong tháng này, đại diện Việt Nam đã bày tỏ ý định hiện đại hóa tàu tên lửa Molniya thông qua việc trang bị tên lửa hành trình mới của Nga. Lựa chọn bao gồm 3 loại là tên lửa BrahMos, Yakhont và Club.
Phát biểu tại diễn đàn Quân đội 2015 (Army 2015), tổ chức ở ngoại thủ đô Moscow của Nga ngày 16 tháng 6, ông Shlyakhtenko nói: "Việt Nam đang thực hiện đóng tàu lớp Molniya theo giấy phép và yêu cầu nâng cấp các tàu tên lửa dự án 1241.8”.
Vị Tổng giám đốc Almaz cho biết, việc điểu chỉnh thiết kế của các tàu lớp Molniya không thành vấn đề bởi các kỹ sư thiết kế của Nga có đầy đủ khả năng và thừa kinh nghiệm nhanh chóng thay đổi dự án, mà không làm gián đoạn quy trình sản xuất.
Tàu Molniya đang đóng tại Việt Nam có thể bố trí tên lửa Klub, loại cũng được trang bị cho các tàu ngầm Kilo đặt mua của Nga.
Klub di chuyển với tốc độ cận âm, khi tiến gần mục tiêu đầu đạn chứa 400 kg thuốc nổ sẽ tách khỏi động cơ chính và tăng vận tốc gấp ba lần so với tốc độ âm thanh.
Đầu đạn tiếp cận mục tiêu ở vận tốc hơn một cây số mỗi giây và độ cao từ 5 đến 10 m, làm tên lửa này gần như tàng hình trước các thiết bị radar khiến các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương trở nên vô hại.
Tàu Molniya có thể sẽ trang bị các tên lửa Yakhont, phiên bản xuất khẩu của P-800 Onyx với tầm bắn tới 300 km.
Vũ khí này có nhiệm vụ đối phó với cụm tàu nổi hoặc một tàu độc lập trong điều kiện đối phương sử dụng hỏa lực đánh chặn và lá chắn điện tử mạnh.Ưu điểm chính của tên lửa Yakhont là đầu dẫn mục tiêu cho phép hoạt động trên 2 nguyên tắc "mỗi tên lửa một tàu" hoặc chế độ "bầy sói", tức chống cả cụm tàu.
Các tên lửa có khả năng tự phân bố và phân loại tầm quan trọng của mục tiêu, tự lựa chọn chiến thuật tấn công và lên kế hoạch.
Sau khi phá hủy mục tiêu chính trong cụm tàu, các tên lửa sẽ tấn công những mục tiêu còn lại, đồng thời loại trừ khả năng hai tên lửa bắn cùng một mục tiêu.Yakhont cùng biến thể hợp tác với Ấn Độ là BrahMos hiện được các chuyên gia phương Tây đánh giá là là loại tên lửa khó đánh chặn nhất thế giới.
Tên lửa bờ đối hạm
Tên lửa Yakhont đã được Việt Nam sử dụng trên hai tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P. Mỗi tổ hợp triển khai bảo vệ hơn 600 cây số bờ biển và kiểm soát vùng biển diện tích 200.000 km2.
Các lực lượng hải quân trên thế giới chưa có phương tiện hiệu quả chống lại hệ thống Bastion.
Hệ thống phòng thủ bờ biển của Việt Nam còn được xây dựng theo mô hình Nga cực mạnh về các loại tên lửa bờ đối hạm, được gọi là “bộ 3 lá chắn biển”.
Ngoài Bastion-P ra, Việt Nam còn sở hữu Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K51 Rubezh, Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K44B REDUT-M.Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh (NATO gọi là SS-C-3) do Liên Xô phát triển và đưa vào phục vụ cuối những năm 1980. Nó được chế tạo nhằm mục đích bổ sung hỏa lực bảo vệ bờ biển tầm gần, kết hợp với các lực lượng pháo bảo vệ bờ biển A-222 Bereg.
Cụm ống phóng KT-161 của Tổ hợp 4K51 chứa hai tên lửa hành trình đối hạm tốc độ cận âm P-15M Temit (P-15M, NATO gọi là SS-N-2 Styx).Nó có tầm bắn tối đa 80 km, tốc độ 0,9 Mach, bay cách mặt nước 25 - 50 m. Loại tên lửa này cũng được lắp đặt trên các tàu tên lửa thế hệ cũ.
Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K44B REDUT-M phóng tên lửa P-35Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K44B REDUT-M phóng tên lửa P-35Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K44B REDUT-M (NATO gọi là SS-C-1B Sepal) sử dụng tên lửa P-35 (phiên bản thứ 3 của P-5) được nâng cấp từ tổ hợp nguyên mẫu là 4K44B REDUT.
Tổ hợp ra đời vào cuối thập niên 60 (NATO gọi là SS-C-1 Shaddock) sử dụng tên lửa bờ đối hạm P-5 Pyatyorka (NATO gọi là SS-N-3).P-35 (NATO gọi là SS-N-3B) là tên lửa siêu âm được Liên Xô nghiên cứu có tầm bắn 460 km, tốc độ 1,4 Mach. Đây là loại tên lửa có đầu nổ công phá lớn, có thể phá hủy được các loại tàu chiến có lượng giãn nước lên tới 20.000 tấn.
Tổ hợp Bastion-P có thể dễ dàng liên kết với tổ hợp 4K51 Rubezh và 4K44B REDUT-M thông qua chia sẻ số liệu và sử dụng trực thăng chỉ thị mục tiêu chung để nâng cao hiệu quả dẫn bắn, kết hợp tạo thành mạng tên lửa phòng thủ bờ đối hạm cực kỳ hiệu quả.Theo một số nguồn tin cho biết, Việt Nam được chuyển giao công nghệ chế tạo phiên bản mới Kh-35UE, có tầm phóng lên tới 260 km.Nếu Việt Nam mua sắm hệ thống phòng thủ bờ biển BAL-E thì đó sẽ là sự thay thế tốt cho các hệ thống đã cũ và bổ sung sức mạnh cần thiết để bảo vệ bờ biển Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024
Nhật Bản hỗ trợ Đà Nẵng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên