Tin tức - Sự kiện

Báo Nga: Mỹ “dạy cho Trung Quốc bài học” ứng xử ở Biển Đông

Tờ Tiếng nói nước Nga cho hay, Mỹ đứng về phía Việt Nam trong cuộc xung đột mới với Trung Quốc trong Biển Đông.

Tờ Tiếng nói nước Nga cho hay, Mỹ đứng về phía Việt Nam trong cuộc xung đột mới với Trung Quốc trong Biển Đông.

Washington gọi việc Trung Quốc lắp đặt giàn khoan dầu khí ở vùng biển tranh chấp là "sự khiêu khích và hành vi nguy hiểm". Và Mỹ cũng gọi ý định của Trung Quốc dùng tàu quân sự và máy bay để đẩy tàu Cảnh sát biển Việt Nam ra khỏi khu vực xảy ra sự cố là “áp lực có hại cho an ninh trong khu vực".

Tuy nhiên, phản ứng từ Washington đã gây ra một scandal ngoại giao mới trong quan hệ Trung-Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh chỉ trích Mỹ đã can thiệp một cách “bất hợp pháp và vô trách nhiệm”.

Nhà ngoại giao Trung Quốc cho rằng việc lắp đặt một giàn khoan ở Biển Đông không liên quan đến Việt Nam và đặc biệt là không liên quan đến Hoa Kỳ. Hành động của Trung Quốc là hợp pháp vì tiến hành trong lãnh hải của họ, bà Hoa Xuân Oánh nói.

Tuy nhiên, Hà Nội khẳng định rằng giàn khoan dầu của Trung Quốc đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bắc Kinh không xác nhận sự kiện va chạm tàu Việt Nam. Còn Hà Nội và các cơ quan thông tấn phương Tây đưa tin rằng tàu Trung Quốc sử dụng vòi rồng phun nước chống lại tàu Việt Nam. Ngoài ra, có tin rằng tàu Trung Quốc cố tình đâm vào tàu Việt Nam gây thiệt hại đáng kể.

Tiếng nói nước Nga dẫn lời Giáo sư Yevgeny Kataev ở tổ bộ môn Chính sách thế giới của trường Kinh tế Cao cấp cho rằng: “Bắc Kinh và Washington có cách giải thích khác nhau ranh giới các vùng lãnh hải của Trung Quốc. Washington coi vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc chỉ hạn chế trong vòng 12,5 hải lý từ đất liền và đảo Hải Nam, ngoài ra là thuộc vùng biển quốc tế. 

Trung Quốc và Mỹ cũng có cách hiểu khác nhau về tự do hàng hải ở Biển Đông. Đối với Trung Quốc, đó là sự tự do đi lại của tàu buôn. Đối với Hoa Kỳ - đó là sự di chuyển không bị cản trở của tàu quân sự. Và theo Washington, Trung Quốc chính là quốc gia đặt vấn đề về hạn chế tàu chiến Mỹ và các đồng minh của Mỹ đi lại tự do ở Biển Đông”.

Theo ông Evgeni Kanaev, vấn đề Biển Đông trong mối quan hệ Trung-Mỹ sẽ tiếp tục phát triển: “Hoa Kỳ và các đồng minh coi Nam Thái Bình Dương là khu vực ảnh hưởng và kiểm soát của mình. Đồng thời Biển Đông nằm ở trung tâm của khu vực này. Bắc Kinh coi các đợt diễn tập địa chính trị là nỗ lực mới để Trung Quốc bành trướng lãnh thổ, để phát triển chiến lược chống lại những gì trái với lợi ích của nó, trái với sự trỗi dậy của Trung Quốc ra thế giới. Do đó, Biển Đông sẽ vẫn là nguồn xung đột Mỹ- Trung Quốc ở châu Á. Và nhiều khả năng mức độ nghiêm trọng của vấn đề này sẽ tiếp tục gia tăng”.

Đến lượt mình, điều đó sẽ tiếp tục thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, trước hết là trong việc trang bị vũ khí cho hải quân. Trong bối cảnh bất ổn khu vực do cuộc đụng độ lợi ích của Mỹ và Trung Quốc, các nước khác muốn có cơ chế an ninh hùng mạnh. Họ cần có các cơ chế dự phòng đó để không bị biến làm con tin trong xung đột Mỹ- Trung Quốc.

Theo Bizlive
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo