Thị trường

Bất động sản cuối năm: Thành công nhờ chạy nước rút

Những ngày cuối năm, giám đốc một doanh nghiệp BĐS đang tất bật tổ chức sự kiện mở bán căn hộ cao cấp ở Hà Nội. Khác với cảnh ảm đạm cách đây vài năm, những căn hộ cao cấp có giá lên tới hàng chục triệu đồng/m2 lại được người mua đón nhận bất ngờ, thậm chí là xếp hàng tranh nhau mua. Chỉ trong vòng một ngày bán hàng, doanh nghiệp đã thu về hàng trăm tỷ đồng.

Theo chủ đầu tư CityLand, chỉ trong 03 tháng khởi công và mở bán, đã có hơn 210 khách hàng đặt chỗ và Cty dự kiến trọng vòng 06 tháng tới sẽ bán 100% trong tổng số 414 căn tại Dự Án Cityland Center Hills. Thậm chí công ty này còn dự kiến tăng do đánh giá lượng cung thuộc phân khúc này trong khu vực rất hạn chế, đồng thời việc ra dự án mới là rất khó khăn, ngược lại nhu cầu thì rất lớn. Đặc biệt quan sát cho thấy dòng tiền vào thị trường ở những phân khúc căn hộ, nhà phố, biệt thự giá trung và cao cấp, tương tự như phân khúc nhà phố bình dân, được giao dịch bởi người có nhu cầu thực chiếm đa số. Chứng tỏ cầu nhà đất không bị “ảo” và người mua đã bắt đầu cảm nhận được đây là thời điểm để họ xuống tiền mua nhà.
 
Nhiều động lực cho địa ốc
 
Bên cạnh những dự án liên tục mở bán với giá cả được cho là hợp lý, có vị trí đẹp, chất lượng tốt, người mua nhà trên thị trường hiện tại cũng đang nhận được nhiều hỗ trợ, kích thích sức mua từ cả vĩ mô lẫn vi mô. Yếu tố vĩ mô quan trọng là lãi suất đã xuống mức rất thấp. Lãi suất huy động theo mức điều chỉnh mới nhất của NHNN đã xuống 5,5%, tạo điều kiện cho lãi vay mua nhà chỉ còn 10-12%, thậm chí nhiều chủ đầu tư còn liên kết ngân hàng với các gói cho vay lãi suất 0% năm đầu tiên hoặc duy trì lãi suất thấp khoảng 6-7%, thời hạn vay từ 10 – 20 năm. Điều đó hứa hẹn thị trường ngày càng có nhiều dự án hoàn thiện, tạo sức hút với người mua nhà để ở.
 
Ở góc độ chủ đầu tư, theo ông Võ Hữu Khoa – Phó TGĐ Cityland, một yếu tố để thúc đẩy người mua xuống tiền hiện tại là giá thành. “Giá BĐS có thể nói là xuống thấp về sát với giá trị thật và khó có thể giảm thêm nữa. Các yếu tố cấu thành chi phí đầu tư các dự án BĐS đã giảm rất nhiều, ví dụ như lãi suất ngân hàng, giá vật liệu xây dựng, nhiên liệu… Trong khi đó chi phí giải tỏa đền bù theo Luật Đất đai mới, chi phí cơ hội cho quá trình triển khai dự án mới và các qui định trong quản lý đầu tư đối với các nhà phát triển dự án cũng sẽ có tính sàng lọc cao, do vậy sản phẩm BĐS mới ra sẽ khó có giá thấp hơn nữa. Và như vậy người mua nhà có điều kiện đã nhận thấy đây chính là thời điểm. Song cũng lưu ý rằng việc mua nhà nên sử dụng nguồn vốn tự có và được tài trợ dài hạn. Người mua nhà cũng nên cân nhắc khi sử dụng vốn vay bởi cũng còn tiềm ẩn rủi ro trong tín dụng đối với BĐS cũng như tình hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng cũng có thể ảnh hưởng đến lãi suất trong thời gian tới”, ông Khoa nói.
 
Theo TS Cấn Văn Lực, cố vấn Chủ tịch HĐQT BIDV, ở các nước tăng trưởng tín dụng địa ốc đạt tới 36% ở VN là 8 -11%, như vậy là rất thấp. Vì thế, hiều NHTM gần đây cho biết đã chuyển dịch cơ cấu tăng trưởng tín dụng từ nhóm được hưởng lãi suất ưu đãi sang nhóm BĐS nhằm đón đầu thời điểm thị trường tài sản lớn phục hồi.
 
Thị trường bất động sản những ngày cuối năm đã sôi động trở lại, người lạc quan tin rằng BĐS đã thực sự hồi phục cho một giai đoạn mới. Tuy nhiên, người thận trọng cho rằng, nguồn cung tăng thì sẽ đến lúc DN tranh nhau khuyến mãi, giảm giá.
 
Tất bật chào hàng cuối năm
 
Những ngày cuối năm, giám đốc một doanh nghiệp BĐS đang tất bật tổ chức sự kiện mở bán căn hộ cao cấp ở Hà Nội. Khác với cảnh ảm đạm cách đây vài năm, những căn hộ cao cấp có giá lên tới hàng chục triệu đồng/m2 lại được người mua đón nhận bất ngờ, thậm chí là xếp hàng tranh nhau mua. Chỉ trong vòng một ngày bán hàng, doanh nghiệp đã thu về hàng trăm tỷ đồng.
 
Theo lý giải của đại diện doanh nghiệp này, sau thời kỳ suy giảm, đến nay các doanh nghiệp có sự đầu tư bài bản chuyên nghiệp hơn cộng với chính sách kinh tế vĩ mô tốt hơn, phân khúc này ghi nhận số lượng giao dịch tăng mạnh của người mua nhà để ở và đầu tư giữ tiền thông qua BĐS rất nhiều.
 
Trong năm 2014, những ông lớn như Vingroup, Phú Mỹ Hưng, Him Lam, FLC, Pcc1 Complex… hay phân khúc trung bình như Mường Thanh hay Lê Thành, Nam Long… liên tiếp đưa ra thị trường những sản phẩm đánh đúng nhu cầu của người mua nhà nên bán được hàng.
 
Thời gian qua, thị trường cũng chứng kiến nhiều doanh nghiệp địa ốc “lách bão” thành công bằng nhiều cách khác nhau. Vingroup vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường với hàng loạt dự án BĐS cao cấp. Tại Hà Nội, dự án Vinhomes Nguyễn Chí Thanh cũng chính thức chào bán ra thị trường, ghi nhận sự đón nhận mạnh mẽ của người mua nhà, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần hơn 70% căn hộ đã được bán hết.
 
Hồi tháng 7 năm nay, Tập đoàn Vingroup đã khởi công dự án khu đô thị đa chức năng Vinhomes Tân Cảng trên diện tích gần 43 héc ta tại khu vực Tân Cảng Sài Gòn, quận Bình Thạnh, TPHCM với tổng vốn đầu tư khoảng 30.000 tỉ đồng.
 
2014 được đánh giá là năm đem tới nhiều niềm vui cho ông chủ các dự án siêu sang Tân Hoàng Minh khi hàng loạt dự án chính thức tái khởi động. Đơn cử như D'. San Raffles - Hai Bà Trưng, Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm) với mức đền bù lên tới 1 tỷ đồng/m2 sau 7 năm chờ đợi đã được cấp phép vào ngày 7/4/2014.
 
Thị trường cũng xuất hiện nhiều tên tuổi mới như dự án Green Stars, dự án Diamond Blue (phố Triều Khúc, Thanh Xuân),dự án Hei Towervà dự án Mỹ Sơn Tower (Nhân Chính, quận Thanh Xuân),dự án Sapphire Palace (số 4 Chính Kinh, Cầu Giấy)…
 
Khu vực Nam Hà Nội cũng có hàng loạt dự án mới như: Chung cư Đồng Phát (phường Vĩnh Hưng), dự án tại số 75 Tam Trinh,dự án T&T Vĩnh Hưng, hay chung cư 87 Lĩnh Nam,… tất cả các dự án này đều nằm ở quận Hoàng Mai được xem là một nguồn cung hoàn toàn mới mẻ cho thị trường ở giải đoạn nửa cuối 2014 và 2015.
 
Sau chào hàng là giảm giá?
 
Trước những dự báo tích cực của thị trường 2015, nhiều doanh nghiệp BĐS hiện nay đang phải có những chiến lược kinh doanh riêng. Theo đó, đa số các doanh nghiệp BĐS đang tập trung đầu tư mạnh vào những dự án căn hộ có diện tích nhỏ, phù hợp, giảm những căn hộ diện tích lớn để thu hút người mua nhà.
 
CenInvest và Nam Cường vừa ký kết hợp tác đầu tư, xây dựng, kinh doanh ba tòa H, J, K – Khu đô thị mới Dương Nội, dự kiến sẽ có hàng trăm căn hộ cao cấp với mức giá 19-21 triệu đồng/m2 sẽ được đưa ra thị trường.
 
Dự án Cleve của Hibrand, một chủ đầu tư đến từ Hàn Quốc cũng đã xin phép chuyển đổi 7 tòa chung cư còn lại sang thấp tầng. Doanh nghiệp này đang thiết kế sản phẩm để trình làng vào năm tới.
 
Hay như FLC, Đất Xanh chuyên đi “săn” các dự án xây dựng dở dang, nhưng gặp khó khăn về vốn để bơm vốn vào làm hồi sinh dự án và bán ra thị trường. Tập đoàn Novaland cũng đã ký kết với Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Hưng Phú cùng hợp tác phát triển dự án khu nhà ở quy mô 5ha, vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng tại quận 9, TP.HCM.
 
Thị trường đang dần lấy lại niềm tin của người mua nhà
 
Trong chiến lược kinh doanh chuỗi căn hộ siêu sang, Tân Hoàng Minh cho biết, đã có đủ các thủ tục pháp lý cho các dự án và đang bước vào thời điểm đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Dự án D’.Le Pont D’or – Hoàng Cầu đang hoàn thành cơ bản tầng hầm 1 và đang bước vào thi công tầng hầm 2. Tập đoàn này có kế hoạch khởi công dự án D’. Le Roi Soleil và D’. San Raffles vào quý 2/2015.
 
Nhiều dự án chậm tiến độ cũng đã được chủ đầu tư khởi động lại. Dự án Goldmark City chính là tên mới của dự án Castle Plaza ở 136 Hồ Tùng Mậu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) từng có thời gian 3 năm “đắp chiếu”, trước khi chính thức mở bán.
 
Với hàng loạt dự án được các chủ đầu tư chuẩn bị cho năm 2015, dự báo sẽ có một nguồn cung khổng lồ. Chính vì thế, nếu không có những chiến lược riêng, các doanh nghiệp BĐS sẽ đối mặt với nhiều thách thức. Và trong một thị trường mà dấu ấn về một giai đoạn khó khăn chưa hết, những hậu quả của các nhà đầu tư thứ cấp còn nặng nề thì sẽ không thể lặp lại những cơn sốt năm nào.
 
Điều sẽ đến là sau tất bật chào hàng sẽ ồn ào những chiêu khuyến mãi, giảm giá. Khách hàng cứ bình tĩnh vì có rất nhiều chọn lựa
 

 

Như Trâm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo