Bất động sản Quảng Ngãi: Sức hút từ vị trí và tiềm năng
Khu vực nói trên hiện đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Phạm vi quy hoạch từ cầu Trà Khúc 2 đến cầu Cửa Đại với diện tích đất là 252 ha.
Hầu hết quỹ đất tại khu vực này đã được cấp phép bàn giao cho các nhà đầu tư khai thác theo định hướng chung của thành phố. Trong đó, nổi bật như các dự án, khu đô thị Tăng Long Angkora Park, trung tâm du lịch văn hóa tâm linh Thiên Mã, công viên trung tâm TP. Quảng Ngãi...
Tuy nhiên, theo ông Trần Xuân Thông, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đất Xanh Đà Nẵng - đơn vị phân phối độc quyền dự án Tăng Long Angkora Park: Thị trường bất động sản Quảng Ngãi vẫn đang ở thời điểm sơ khai, chưa phát triển đúng với tiềm năng. Mặt bằng giá bất động sản đang thấp hơn rất nhiều so với các thành phố lân cận của khu vực miền Trung.
Vị doanh nhân này cho rằng, trong tương lai gần, với sự phát triển về hạ tầng giao thông và hàng loạt các dự án mới đang được đầu tư tại đây, gần nhất là việc thông xe tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Đà Nẵng vào cuối tháng 7/2018, sẽ là những động lực lớn đưa Quảng Ngãi trở thành một trong những thành phố kinh tế, du lịch trọng điểm của khu vực miền Trung.
“Đây cũng chính là lực bẩy cho sự thay đổi đột phá của thị trường bất động sản Quảng Ngãi trong tương lai gần”, ông Thông đưa dự báo.
Vị trí đắc địa, thu hút đầu tư lớn
Đánh giá về tiềm năng của khu vực, theo một số chuyên gia kinh tế, Quảng Ngãi là địa phương giàu tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế biển khi nằm tại vị trí chiến lược của khu vực miền Trung và hành lang kinh tế Đông - Tây.
Quảng Ngãi cũng sở hữu hạ tầng giao thông thuận lợi, dễ dàng liên kết với các vùng kinh tế lận cận và các nước trong khu vực bằng hệ thống đường bộ, đường hàng không, đường thủy. Hiện nay, cảng Dung Quất - cảng nước sâu có thể tiếp nhận tàu đến 100 nghìn tấn - là cửa ngõ quan trọng cho xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước và quốc tế.
Về công nghiệp, Quảng Ngãi có khu kinh tế Dung Quất đã được quy hoạch với diện tích hơn 45 nghìn ha. Đây là một trong năm khu kinh tế ven biển được Chính phủ ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng và các cơ chế ưu đãi cao nhất Việt Nam hiện nay.
Ở vị trí đắc địa, liên kết vùng và khu vực tốt, hạ tầng phát triển... khiến Quảng Ngãi đang là điểm đến đầu tư của nhiều doanh nghiệp. Quý I và II/2018, tổng vốn đầu tư vào Quảng Ngãi đạt gần 17 nghìn tỷ đồng, tăng 89,86% so với cùng kỳ năm 2017.
Về du lịch, tổng lượt khách đến Quảng Ngãi năm 2017 đạt 810 nghìn lượt khách, trong đó có 69 nghìn lượt khách quốc tế, đạt 108% kế hoạch, tăng 12% so với năm trước. Tổng doanh thu du lịch đạt 710 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2016.
Với các chuyển dịch đáng chú ý trên, công nghiệp và dịch vụ đang là những ngành phát triển với tốc độ tương đối nhanh của Quảng Ngãi. Tính đến hết quý II/2018, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Quảng Ngãi ước tính tăng 9,23% so với cùng kỳ năm trước, thì trong đó, khu vực công nghiệp tăng 16,15%, khu vực dịch vụ tăng 7,14%.
Du lịch còn nhiều tiềm năng
Du lịch là ngành có nhiều tiềm năng để phát triển của Quảng Ngãi. Địa phương có bờ biển dài hơn 130km, vùng biển rộng hơn 11 nghìn km2.
Các bãi biển Bình Châu, Mỹ Khê, Sa Huỳnh nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, môi trường trong sạch. Trong đó, Bình Châu là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Kết hợp với huyện đảo Lý Sơn, hai danh thắng này đủ điều kiện để đề nghị UNESCO công nhận là “công viên địa chất toàn cầu”.
Ngoài ra, Quảng Ngãi còn sở hữu nhiều di sản văn hóa độc đáo, địa chất biển đảo đa dạng, là cơ sở lớn cho khai thác kinh tế du lịch biển của thành phố.
Theo định hướng phát triển giai đoạn 2016 - 2020 tầm nhìn đến 2030, Quảng Ngãi xác định phát triển kinh tế theo hai hướng cơ bản: kinh tế đô thị và kinh tế biển. Trong đó, khai thác du lịch biển - hải đảo là một trong những trọng tâm phát triển.
Theo đó, Quảng Ngãi đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư trong việc quy hoạch không gian đô thị. Trong đó, tập trung mở rộng thành phố về phía biển, lấy sông Trà Khúc làm trục cảnh quan chủ đạo, nâng cao hệ thống hạ tầng giao thông, quy hoạch đồng bộ các dự án dọc hai bờ sông Trà Khúc nhằm đảm bảo cảnh quan chung của thành phố.
Về hạ tầng, các dự án trọng điểm mang tính chiến lược đã được triển khai như: dự án đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc, dự án cầu Cửa Đại liên kết các tỉnh ven biển miền Trung, dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, dự án tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa dọc 2 bờ sông Trà Khúc.
Các dự án trọng điểm phục vụ du lịch như: Khu du lịch sinh thái Vạn Tường, dự án Đảo Ngọc, dự án khu nghỉ dưỡng sinh thái Ánh Vân tại khu vực bãi biển Mỹ Khê, hay dự án công viên trung tâm với quy mô 150 ha thuộc địa phận xã Tịnh Khê. Sự ra đời của hàng loạt các dự án trọng điểm tạo ra động lực lớn cho du lịch Quảng Ngãi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương