Giá bất động sản tăng gần 60% trong 5 năm
Sức hút từ condotel và chung cư cao cấp / Chung cư Hà Nội 2025: Chuyên gia dự báo không dễ giảm nhưng khó sốt nóng
Cần vượt qua thách thức
Tại hội nghị "Bất động sản Việt Nam (VRES) 2024 do Batdongsan.com.vn tổ chức ngày 3/12 tại Hà Nội, ông Bạch Dương - Tổng Giám đốcnền tảng công nghệBatdongsan.com.vn cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam 30 năm qua trải qua năm giai đoạn: khởi đầu (trước 2009), định hình (2009–2012), tăng trưởng (2013–2019), biến động (2020–2021) và thách thức (2022–2024).
Trong giai đoạn khởi đầu, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, dòng vốn FDI vào bất động sản tăng mạnh, tạo động lực cho sự phát triển của nhiều doanh nghiệp lớn và dự án mới. Tuy nhiên, giai đoạn Định hình sau đó chứng kiến thị trường khó khăn khi tín dụng bị siết, hàng tồn kho tăng cao và niềm tin của người tiêu dùng sụt giảm.
Từ năm 2013, với sự ra đời của ba bộ luật quan trọng (Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản), thị trường bước vào giai đoạn tăng trưởng, đạt nhiều cải thiện tích cực. Nhưng đến năm 2020–2021, đại dịch COVID-19 khiến thị trường biến động mạnh, dù nguồn cung bất động sản cao cấp tiếp tục tăng.
Từ năm 2022, thị trường đối mặt với nhiều thách thức lớn về vĩ mô, pháp lý và tài chính, đòi hỏi các doanh nghiệp và nhà môi giới phải nâng cao uy tín để đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao từ người tiêu dùng.
Để hỗ trợ thị trường, Batdongsan.com.vn đã triển khai các giải pháp như tính năng lịch sử giá, tin đăng xác thực và giải thưởng Nhà Môi giới Bất động sản Việt Nam (VREAA), nhằm nâng cao tính minh bạch và xây dựng niềm tin.
"Qua 30 năm phát triển, thị trường bất động sản Việt Nam đã trưởng thành và bền vững hơn, nhưng vẫn cần vượt qua các thách thức hiện tại để tiếp tục phát triển ổn định", ông Dương nêu.
Nhìn lại thị trường trong 30 năm qua, ông Bạch Dương - Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, biến động vĩ mô luôn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành các chu kỳ của thị trường bất động sản Việt Nam. Trải qua nhiều thăng trầm và biến đổi, từ những bước đi đầu tiên, thị trường đã không ngừng hoàn thiện, sàng lọc và hướng tới sự bền vững. Thị trường cần nhiều sản phẩm, dịch vụ đi sát với nhu cầu của người tiêu dùng để phát triển.
“Thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua hành trình đi từ lượng đến chất, từ sơ khai đến “tuổi 30” trưởng thành, vững chãi hơn nhưng vẫn cần vượt qua các thách thức hiện hữu để hoàn thiện và ổn định”, ông Bạch Dương chia sẻ.
Giá bất động sản Việt Nam vượt nhiều quốc gia
Nhấn mạnh đến giá bất động sản, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó tổng giám đốc nền tảng công nghệ Batdongsan.com.vn cho biết, năm 2024, thị trường bất động sản Việt Nam ghi nhận mức quan tâm lớn đến các vấn đề về giá bán và khó khăn khi sở hữu bất động sản. Số liệu từ Global Property Guide cho thấy, giá bán bất động sản Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng so với thế giới .
Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng giám đốc nền tảng công nghệ Batdongsan.com.vn.
Cụ thể, tăng trưởng giá bất động sản của Việt Nam trong 5 năm qua đạt mức 59%, cao hơn nhiều quốc gia khác như Mỹ (54%), Australia (49%), Nhật Bản (41%), Singapore (37%)… Mức giá tăng cao khiến lợi suất cho thuê bất động sản ở Việt Nam chỉ ở mức 4%, trong khi nhiều quốc gia khác như Philippines, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Anh, Australia, Mỹ có lợi suất cho thuê bất động sản giao động từ 5% – 7%.
Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn chỉ ra ba yếu tố chính tác động đến giá bất động sản tại Việt Nam là kinh tế, quản lý và xã hội.
Về kinh tế, Việt Nam có mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người đạt 34,8%, cao hơn trung bình thế giới và các nước đang phát triển. Lạm phát cao cùng môi trường lãi suất đang dần ổn định cũng thúc đẩy nhu cầu đầu tư bất động sản. Ngoài ra, tỷ trọng tài sản tích trữ trong GDP của Việt Nam (32,8%) thuộc top 30 thế giới, cho thấy bất động sản là kênh đầu tư hấp dẫn với tỷ suất lợi nhuận vượt trội trong 10 năm qua: chung cư tăng 197%, đất nền tăng 137% từ quý I/2015 đến quý IV/2024.
Về quản lý, ông Quốc Anh nhận định, các quốc gia tiên tiến sử dụng thuế bất động sản để điều tiết thị trường và tối ưu nguồn thu. Tuy nhiên, Việt Nam cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh các bất cập khi áp dụng chính sách này.
Yếu tố xã hội cũng đóng vai trò quan trọng. Quá trình đô thị hóa, sự thay đổi cấu trúc gia đình, và văn hóa ưu tiên sở hữu bất động sản đều thúc đẩy nhu cầu nhà ở. Tuy nhiên, việc mua nhà vẫn là thách thức lớn, đặc biệt với người trẻ. So với năm 2004, thời gian cần thiết để thế hệ 9x sở hữu một căn hộ 60m² vào năm 2024 là 25,8 năm thu nhập, tăng đáng kể khi giá căn hộ tăng lên 3 tỷ đồng.
Dù vậy, bất động sản vẫn được người Việt ưu tiên nhờ lợi suất cao, sự ổn định và giá trị xã hội, đồng thời là tài sản quan trọng cho gia đình và thế hệ kế thừa.
Ở góc độ vĩ mô, chuyên gia kinh tế cấp cao Cấn Văn Lực cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản phải quyết tâm cơ cấu lại; tập trung hơn vào các lĩnh vực có thế mạnh, kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, nợ đáo hạn... để vượt qua khó khăn tài chính. Phấn đấu giảm giá hoặc ít nhất bình ổn giá bất động sản ở một số dự án, phân khúc, chấp nhận biên lợi nhuận nhỏ hơn nhưng bền vững của giá bất động sản.
Ngoài ra, cần chung tay đẩy thông nhà ở xã hội, trong đó doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, tiếp cận các chương trình; đa dạng hóa nguồn vốn, sản phẩm để đưa giá bất động sản về mức hợp lý hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo