Bất động sản

Giao dịch bất động sản 'bất động' vì Covid-19

Việc thắt chặt dòng tiền vào bất động sản và dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp đang kéo các sàn giao dịch, các công ty môi giới bất động sản rơi vào bế tắc và phải tháo chạy, còn các nhân viên môi giới phải chuyển nghề để có thu nhập, duy trì cuộc sống.

Hiệp hội bất động sản TP.HCM đề xuất gia hạn thuế cho doanh nghiệp / Hà Nam gọi đầu tư nhiều dự án sử dụng đất quy mô lớn

Môi giới điêu đứng

Lê Tùng, nhân viên môi giới bất động sản tại một sàn giao dịch có tiếng ở Hà Nội than thở, từ cuối tháng 10/2019, nhân viên các sàn giao dịch đã cơ bản không đẩy được căn hộ nào. Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay, nhất là khi tình hình dịch bệnh Covid-19 càng khiến cho các sàn giao dịch và nhân viên môi giới bất động sảngặp khó khăn. Người dân lo sợ dịch bệnh nên không tiếp xúc đông người, công việc khó khăn, doanh nghiệp giảm việc làm, thu nhập hạn chế nên nhu cầu mua bán nhà của cả người dân và các doanh nghiệp đầu tư hầu như không có, ảnh hưởng lớn tới nghề môi giới bất động sản.

Nhân viên sàn giao dịch bất động sản đưa khách tham quan căn hộ mẫu tại một dự án trên đường Xuân Thuỷ
Nhân viên sàn giao dịch bất động sản đưa khách tham quan căn hộ mẫu tại một dự án trên đường Xuân Thuỷ

Vừa dẫn phóng viên đi giới thiệu căn hộ mẫu và những tiện ích của dự án tại một chung cư cao cấp trên đường Xuân Thuỷ (Cầu Giấy), Tùng cho biết: “Sau Tết, nghĩ vẫn túc tắc tìm được khách hàng nên em đầu tư chạy quảng cáo tìm khách. Ai ngờ, tốn cả chục triệu đồng quảng cáo, tìm được khách nhưng hẹn gặp tư vấn thì khách từ chối vì tránh dịch Covid -19. Cố gắng gỡ gạc thông qua tư vấn qua điện thoại thì khách ậm ừ rồi hẹn chốt mua sau, do đang có dịch bệnh nên không muốn giao dịch gì”.

Tại sàn giao dịch bất động sảnnơi Tùng làm việc cũng như nhiều sàn khác, đa số nhân viên môi giới đều “nằm im” chờ hết dịch hoặc phải chuyển nghề để duy trì cuộc sống, thậm chí về quê ăn bám gia đình. Một số ít ở lại Hà Nội duy trì hoạt động môi giới nhưng không mấy hiệu quả, còn lỗ tiền chạy quảng cáo, điện thoại tìm khách.

Nguyễn Thị Tâm, quê tỉnh Ninh Bình (28 tuổi, môi giới mua bán nhà đất khu vực quận Hoàng Mai, quận Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, do ảnh hưởng dịch bệnh, không môi giới được giao dịch nào thành công nên cô chuyển sang bán hàng online để có thu nhập trả tiền thuê nhà, duy trì cuộc sống.

“Những ngày sau Tết, thông tin về dịch bệnh Covid-19 bắt đầu lan rộng, em đã dự cảm về thị trường địa ốc sẽ chững lại, công việc môi giới sẽ gặp khó khăn, nên ở lại quê. Nhưng ở nhà chơi mãi đâm chán, hết tiền nên chuyển hướng bán hàng nông sản online. Ban đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng cũng từng bước làm quen nên giờ thu nhập đều hơn là làm môi giới BĐS”, Tâm chia sẻ.

 

"Đóng băng" vẫn lo vỡ “bong bóng”

Chủ một sàn môi giới bất động sảnở quận Hoàng Mai xin được giấu tên cho biết, sau thời gian làm môi giới thuê, tích cóp được lưng vốn, anh hùn chung vốn với mấy người bạn mở sàn giao dịch. Thời gian đầu hoạt động khá ổn. Lúc hoàng kim, cả công ty có lúc lên đến hơn 100 nhân viên môi giới, làm việc rất hiệu quả. Từ nửa cuối năm 2019, thị trường mỗi lúc càng khó khăn hơn, không có dự án, nhân viên môi giới rời bỏ dần. Sang đến đầu năm 2020, thị trường vốn đã khó khăn lại thêm dịch bệnh Covid-19 hoành hành, sàn giao dịch không có doanh thu. Nhân viên môi giới nghỉ việc hết nên anh quyết định làm thủ tục phá sản để đỡ tiền thuê mặt bằng.

Sàn giao dịch bất động sản vắng hoe, chủ yếu là các nhân viên môi giới ngồi chờ khách

Sàn giao dịch bất động sản vắng hoe, chủ yếu là các nhân viên môi giới ngồi chờ khách

Đánh giá về thị trường bất động sản, anh Phan Xuân Tiến, một nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết, dự báo năm 2020 - 2021 sẽ lặp lại thị trường giai đoạn 2011 – 2013. Trầm lắng sẽ kéo dài và đương nhiên sẽ rớt giá. “Giábất động sảnmấy năm qua đã bị đẩy lên cao quá, vượt thu nhập bình quân của hầu hết khách hàng có nhu cầu sử dụng vềbất động sản. Đáng chú ý là lượng khách hàng ít ỏi, nhưng chủ yếu vẫn chỉ là những người đầu tư dạng lướt sóng, không phải là người có nhu cầu sử dụng. Khi giá đã đẩy lên đỉnh, đầu tư vào bất động sản sẽ lời ít, thậm chí lỗ, buộc họ phải tìm cách tháo chạy càng nhanh càng tốt để cắt lỗ. Do vậy, khả năng lại vỡ "bong bóng" là rất lớn vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2021", anh Tiến nói.

 

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sảnViệt Nam thừa nhận, thị trường bất động sản gặp khó khăn từ khoảng giữa năm 2018 do chính sách kiểm soát chặt dòng tiền. Đến cuối năm 2019, thị trường biểu hiện khó khăn rõ rệt hơn vì dòng vốn vào ít, không có nhiều dự án mới, các chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn, nên ngành môi giới bất động sảncũng lao đao. Sang đầu năm 2020, dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến thị trườngbất động sảnhầu như “đóng băng”, số nhân sự môi giớibất động sảnphải bỏ nghề không hề ít.

Nhân viên sàn giao dịch bất động sản giới thiệu mô hình một dự án chung cư cao cấp trên đường Xuân Thuỷ

Nhân viên sàn giao dịch bất động sản giới thiệu mô hình một dự án chung cư cao cấp trên đường Xuân Thuỷ

“Trong tổng số khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới thì có tới 1/3 sàn giao dịch bất động sảnphải đóng cửa. Bên cạnh đó, khoảng 500 sàn giao dịch phải tạm dừng hoạt động một phần. Đây là những sàn vẫn còn hàng để bán do vẫn còn hợp đồng bán hàng đã ký kết với chủ đầu tư. Đây là thời điểm mà thị trường thê thảm nhất trong hàng chục năm gần đây", ông Đính nói.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm