Bất động sản

Hai thách thức với môi giới bất động sản

Làn sóng công nghệ và sự ảm đạm của thị trường đặt ra yêu cầu chuyên nghiệp hóa, nâng cao năng lực của các môi giới bất động sản.

Bất động sản 2020: Cơ hội đầu tư khi thị trường ‘sợ hãi’ / Thị trường bất động sản ngày càng ảm đạm

Sự phát triển của công nghệ, của Internet đã len lỏi và làm thay đổi nhiều khía cạnh của nền kinh tế, trong đó có cả bất động sản. Những công cụ mới đã giúp con người tiếp cận dễ dàng hơn với thông tin trên thị trường nhờ các trang web hay các mạng xã hội trực tuyến, các diễn đàn.

Giữa năm 2019, Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (CenLand) tung ra nền tảng công nghệ bất động sản CenHomes với ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như công nghệ thực tế ảo (VR).

Bên cạnh đó, nhiều ứng dụng mua bán nhà đất cũng ra đời. Công việcmôi giớivốn quen thuộc trên thị trường bất động sản nay càng nhiều thách thức trước làn sóng công nghệ mới.

Thách thức ngày càng gia tăng với những người môi giới bất động sản

Thách thức ngày càng gia tăng với những người môi giới bất động sản

Không chỉ vậy, nguồn cung trên thị trường khan hiếm càng khiến việc môi giới trở nên khó khăn hơn.

Theo báo cáo mới đây của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs), lượng cung nhà ở năm 2019 đạt 107.284 sản phẩm, chỉ gần bằng 62% so với năm 2018. Lượng giao dịch đạt 72.828 sản phẩm, chỉ đạt 64,7% so với năm kia.

Cụ thể, Hà Nội năm ngoái có 58 dự án với gần 27.000 sản phẩm đủ điều kiện bán hàng, giảm hơn 3.000 sản phẩm so với năm trước đó. Tại TP. HCM, có 47 dự án với 24.804 sản phẩm đủ điều kiện bán hàng và lượng cung chào bán là 27.243 sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch VARS nhận định, thực tế trên làm gia tăng tính cạnh tranh, khốc liệt của thị trường và “nhiều môi giới không trụ được là điều chắc chắn”. Dù vậy, đây là cơ hội để gia tăng tính chuyên nghiệp của thị trường trong bối cảnh thanh lọc cao hơn. Nhiều đơn vị môi giới đã bắt đầu có sự chuyển hướng, tìm kiếm các giải pháp.

 

Trong thời đại 4.0, bán hàng trực tuyến, bán hàng bằng công nghệ sẽ ngày càng phổ biến hơn vì tiện ích hơn, hiệu quả hơn, nhanh hơn, giúp người mua lẫn người bán dễ hiểu vấn đề hơn.

“Tuy nhiên, công nghệ cũng đòi hỏi nhiều vấn đề, nhanh hơn, tốt hơn nhưng rủi ro cũng cao hơn, có khả năng bị mất thông tin vì công nghệ mà đối với người môi giới, thông tin lại là thứ quý nhất”, ông Đính phân tích.

Không chỉ có thể áp dụng công nghệ, chủ đầu tư hiện nay cũng có thể tự bán, không cần thuê các môi giới từ các sàn giao dịch nhằm tiết kiệm chi phí để tránh đẩy giá bán lên cao. Tuy nhiên, rủi ro về hiệu quả bán hàng thấp dẫn tới thu hồi vốn chậm có khả năng xảy ra. Đi cùng với đó là rủi ro về thông tin sai thật và không có sự kiểm chứng khi chủ đầu tư tự đứng ra bán sản phẩm.

Trước sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, ông Đính cho rằng bản thân những người môi giới, các sàn giao dịch phải nâng cao tính chuyên nghiệp, năng lực cũng như hiệu quả. “Tôi cho rằng cần quay trở lại việc bắt buộc bán hàng qua các sàn giao dịch và các quốc gia khác họ cũng làm như vậy”, ông kiến nghị.

Theo ông, việc bán hàng qua sàn không phải nhằm nâng vị thế của những người môi giới mà để minh bạch hóa và kiểm soát thị trường hơn. Tuy nhiên, bản thân các sàn giao dịch cũng phải chuyên nghiệp hóa, có quy định hoạt động tốt hơn, có kiểm chứng và đảm bảo lợi ích cho khách hàng, tránh những sự vụ như Alibaba tiếp diễn.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm