Báu vật đỉnh trời Fansipan: Hoa mắt, nức mũi dân Hà Thành
Đủ mọi hình thù, đủ cách chế tác, từ thủ công, để thô… cho đến chạm trổ, đục khắc tinh vi…, hàng trăm sản phẩm đồ lũa khiến khu trưng bày tràn ngập mùi tinh dầu ngọc am.
đồ lũa, ngọc am, trưng bày, triển lãm...
Là loài gỗ quý phân bố đặc trưng ở vùng miền núi Hà Giang, đặc biệt là hai huyện phía Đông (Xín Mần và Hoàng Su Phì) trên vùng đỉnh núi cái nhất Việt Nam, những năm gần đây, chúng đang trở thành những món đồ mà nhiều người thích sưu tầm muốn trưng bày trong nhà.
Ngoài mặt mỹ thuật, loại gỗ tinh dầu này còn được xem là món đồ phong thủy, mùi thơm có tác dụng xua đuổi côn trùng, trị được bệnh và có lợi cho sức khỏe.
Một cơ sở sản xuất đồ mỹ nghệ từ vùng núi đá Hà Giang đã mang hàng trăm sản phẩm đồ lũa ngọc am được chế tác xuống trưng bày tại Triển lãm Nông nghiệp (Hà Nội). Lần đâu tiên những sản phẩm độc đáo, riêng có của vùng núi rừng Fanshipan đã khiến cho các tay chơi, đại gia Hà thành trầm trồ, hoa mắt vì dáng đẹp, nức mũi nhờ thơm.
Những người hiểu biết về loại gỗ này đã không bỏ qua cơ hội để được tận mắt chiêm ngưỡng những sản phẩm đẹp mắt này.
Theo “quảng cáo” của chủ cơ sở sản xuất được ghi trên các tờ rơi, những món đồ gỗ ngọc am này còn có tác dụng như một vị thuốc để trị các bệnh khó chữa.
đồ lũa, ngọc am, trưng bày, triển lãm...
Ngoài những sản phẫm lũa ngọc am được trưng bày, khách đến Triển lãm Nông nghiệp cũng không khỏi trầm trồ trước bộ điêu khắc khá lớn có tên: Cha Rồng – Mẹ Tiên sinh trăm trưng.
Đây là tác phẩm gỗ mỹ nghệ của một cơ sở chế tác ở Phú Thọ. Người thực hiện tác phẩm này đã thể hiện sự tài hoa trong các đường đục trạm, phối cảnh khá cân đối, hài hòa… để tạc dựng hình ảnh Rồng - Phượng tinh vi, đẹp mắt.
Một tác phẩm trạm trổ ông Thần tài khổng lồ có chiều cao chừng 1.60m; bề rộng chừng 50cm nguyên khối từ gỗ Thủy tùng – một loài cây được cho rằng có niên đại cùng thời với khủng long, trên thế giới chỉ còn số lượng cây đếm trên đầu ngón tay, trong đó Việt Nam còn một quần thể ở Ea H’leo (tỉnh Đắc Lắc).
Ngoài sự thán phục về đường nét chạm trổ, nguồn gốc gỗ quý hiếm, người xem cũng không khỏi kinh hoàng khi mức giá được chủ nhân đưa ra gần 200 triệu đồng; mức giá chốt “bán nhanh vì đóng cửa triển lãm” là… 168 triệu đồng cho bức tượng Thần tài gỗ Thủy tùng khổng lồ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao