Bé gái bị mẹ tẩm xăng đốt: Con muốn được về với mẹ
Sau gần 3 tuần từ khi bị mẹ nổi giận tưới xăng đốt vì bán không hết vé số, vết bỏng trên người bé Nguyễn Thị Kim Linh (12 tuổi) ở Bình Thuận vẫn còn đe dọa nguy cơ nhiễm trùng.
Theo bác sĩ tâm lý Hoàng Vũ Quỳnh Trang, Khoa Tâm lý bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM: Sau một thời gian điều trị tâm lý, bé Kim Linh đã dần ổn định, bé đã chịu nói chuyện, cởi mở hơn khi tiếp xúc với đội ngũ y bác sĩ.
Trước đây, khi mới nhập viện, do nỗi đau về thể xác quá lớn, bé gái hầu như không muốn nói chuyện, từ chối tiếp xúc và trao đổi với bác sĩ tâm lý, không muốn nhắc đến mẹ. Chúng tôi rất khó khăn khi tiếp xúc với bé. Tuy nhiên, hiện bé cười nhiều hơn, chịu nói chuyện và chia sẻ sau khi trải qua đợt mổ cắt lọc hoại tử”, bác sĩ Trang cho biết.
Giải thích lý do bé không chịu tiếp xúc BS tâm lý lúc mới nhập viện, BS Quỳnh Trang lý giải do nỗi đau về thể xác quá lớn, bé hầu như không muốn nói chuyện, từ chối tiếp xúc và trao đổi với bác sĩ tâm lý, không muốn nhắc đến mẹ. Các BS tâm lý rất khó khăn khi tiếp xúc với bé.
Sau khi được điều trị tâm lý, cộng với giai đoạn đã qua cơn đau đớn do bị cắt lọc, Linh cởi mở và hợp tác, trả lời câu hỏi của bác sĩ tâm lý. Cô bé còn chia sẻ: “Con tha thứ cho mẹ, vì mẹ là mẹ của con mà!”. Linh nói bé vẫn muốn sống với mẹ sau khi được xuất viện. Linh muốn được đi học chữ, lớn lên thì đi học nghề cắt tóc.
Th.s, Bs Phạm Minh Triết – Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cho biết, mặc dù tâm lý bé Linh khá tích cực, tuy nhiên, sau khi xuất viện, trở về với gia đình, Linh vẫn cần một chỗ dựa tinh thần. Hiện tại, các bác sĩ vẫn chưa thể xác định được những hậu quả tâm lý của Linh. Thông thường, một trẻ bị bạo hành về lâu dài sẽ để lại những vấn đề tâm lý như: rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn stress sau chấn thương…
Các bác sĩ khoa Phỏng – Tạo hình, cũng cho biết tinh thần và sức khỏe bé đã tốt hơn sau khi trải qua lần cắt lọc hoại tử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối