Bé không thể phát triển toàn diện nếu thiếu thực phẩm nào?
Ba mẹ nào cũng mong muốn con của mình có sức khỏe tốt ngay từ những năm đầu đời. Điều này hoàn toàn không khó với sự “trợ giúp” đắc lực của những thực phẩm vô cùng quen thuộc mà mẹ vẫn gặp hàng ngày.
1. Ngũ cốc :
Ngũ cốc thường ngày gồm bột mỳ, ngô, gạo, lúa mạch, gạo nâu… Mẹ có thể chế biến chúng thành những món ăn ngon miệng cho bé như cháo, bánh mỳ đen…
Ngũ cốc không chỉ mang tới nguồn năng lượng tuyệt vời cho cơ thể mà còn cung cấp lượng chất xơ lớn, hạn chế bệnh táo bón ở bé nhỏ. Ngoài ra, ngũ cốc còn chứa ít chất béo và muối. Ăn nhiều muối là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, mẹ có thể cho bé ăn mà không cần phải lo lắng.
Thời gian mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn loại thực phẩm này là khi bé được năm tháng tuổi.
2. Thực phẩm chứa sắt
Thịt bò là nguồn thực phẩm tuyệt vời chứa sắt, kẽm, Colin (Loại vitamin quan trọng đối với sự phát triển của não bộ), vitamin nhóm B và các khoáng chất khác. Bé đặc biệt cần chất sắt cho cơ thể trong bốn tháng đầu. Vì vậy đây là thời điểm quan trọng để mẹ bắt đầu bổ sung sắt cho bé. Thịt bò xay nhuyễn là thực phẩm tối ưu mẹ có thể dùng để chế biến các món ngon giàu sắt cho bé.
3. Bơ chín
Bơ là loại trái cây có thể sử dụng ngay khi chín mà không cần chế biến. Khi bơ chín, mẹ có thể nghiền nát và trộn chúng cùng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bơ là nguồn thực phẩm dồi dào Kali, axit folic, chất béo không bão hòa, Lutein. Đây cũng là chất chống oxi hóa quan trọng đối với sự phát triển thị giác và não bộ. Bạn có thể cho bé dùng bơ sau sáu tháng tuổi.
4. Rau
Các chuyên gia cho biết, rất nhiều bé không thích ăn rau củ trong khi đó đây lại là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin và khoáng chất thiết yếu. Bạn nên cho bé làm quen với đa dạng các loại rau củ từ khi còn nhỏ để tạo thói quen ăn nhiều rau hơn trong các giai đoạn sau.
5. Đậu
Những loại đậu mẹ nên cho bé ăn gồm đậu lăng, đậu Hà lan... Thực phẩm này chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như protein, vitamin B, axit folic và khoáng chất tự nhiên như kẽm, sắt và chất xơ.
Ngoài ra, để tăng cường hấp thu sắt từ các loại đậu, mẹ nên cho bé ăn thêm những thực phẩm giàu vitamin C như dưa hấu, xoài, dưa đỏ… hay các loại quả có múi khác.
6. Nguồn protein
Các loại thịt là nguồn protein vô cùng phong phú… Nhu cầu về đạm ngày càng tăng ở bé bởi đây là giai đoạn bé phát triển, hoàn thiện các cơ quan, chức năng trong cơ thể. Thiếu hụt protein sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng, chậm lớn, suy giảm hệ miễn dịch…
Bé có thể ăn các thực phẩm này khi được bảy tháng.
7. Trứng
Trứng chứa hàm lượng protein cao. Ngoài ra trứng còn chứa Colin, Lutein, DHA và vitamin E. Với bé, sử dụng trứng có thể dẫn tới dị ứng. Vì vậy, mẹ cần theo dõi xem bé có những dấu hiệu nào bất thường sau khi ăn thực phẩm này để khắc phục ngay.
Theo các chuyên gia, mẹ nên cho bé ăn trứng bắt đầu từ tháng thứ 8 đến tháng thứ 10.
8. Thực phẩm cho não bộ
Hải sản là nguồn thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và rất tốt cho não bộ của bé. Các loại cá như cá hồi, cá thu chứa DHA dồi dào giúp hệ thần kinh phát triển hoàn thiện. Bé được cung cấp thực phẩm chứa DHA hàng ngày có chỉ số thông minh cao hơn những bé khác.
Lưu ý: Khi chế biến cá cho bé mẹ nên bỏ xương và da. Thời gian tốt nhất cho bé sử dụng cá là sau tháng thứ 8.
9. Sữa chua
Sữa chua hay các thực phẩm từ sữa khác có chưa vi khuẩn có lợi probiotics. Chúng giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt, chống lại những bệnh thông thường như cảm cúm hay cảm lạnh.
10. Các loại hạt
Các loại hạt khá giàu protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, bé còn nhỏ ăn chúng rất dễ bị nghẹt thở. Để bé dễ ăn hơn, mẹ nên trộn các loại hạt với chuối nghiền hoặc nước sốt táo. Mẹ cũng có thể cho bé ăn chúng kèm với bánh mỳ nướng hoặc bánh quy giòn. Bé có thể ăn món này khi đến tuổi chập chững biết đi.
Theo Thanh Huyền ( Tiền phong )
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo