Tin tức - Sự kiện

Bí ẩn "địa ngục" ở Trung Quốc nơi chất đầy những bộ hài cốt

“Hang tử vong” hay “Cửa địa ngục” là cái tên mà dân xung quanh vẫn gọi về cái hang lớn trên một đỉnh của Côn Luân. Nơi đây chất đầy những bộ hài cốt bí ẩn.

Dãy núi Côn Lôn (Trung Quốc) là dãy núi cao nhất trên trái đất dựa trên độ cao trung bình của mặt nước biển (AMSL). Ngoài ra, dãy Côn Lôn còn trải dài trên một phạm vi vô cùng rộng lớn. Về phía bắc nó trải dài đến phía nam Tân Cương, về phía Nam nó kéo dài đến phía bắc của Tây Tạng, về hướng đông nó tiếp giáp với tỉnh Thanh Hải. Tổng chiều dài vào khoảng 3.000 km. Đây là tổ tiên của hàng vạn ngọn núi, là vua trong các ngọn núi, là tia sáng của đại địa Trung Hoa.

Độ cao của núi Côn Lôn, núi tuyết sông băng trên Côn Lôn, hoặc hoàn cảnh nguy hiểm ma huyễn của núi Côn Lôn, hay đỉnh núi cao vót vạn trượng, đều là những nhân tố khiến ngọn núi trở thành một vùng đất hấp dẫn mà rất nhiều người muốn đến tham quan, khám phá, nhưng xen lẫn trong niềm thôi thúc khám phá đó là một nỗi sợ hãi khôn tả trước một địa danh ẩn chứa nguy hiểm rình rập.

Đầm lầy chết chóc. Ảnh: Mod DB.

“Hang Tử Vong” hay “Cửa địa ngục” là cái tên mà dân xung quanh vẫn gọi về cái hang lớn trên một đỉnh của Côn Luân. Nơi đây chất đầy những bộ hài cốt vô thừa nhận của con người bên cạnh súng săn, những xác chết cả cũ lẫn mới của các loài động vật như gấu và chó sói… Âm khí ở đây cuồn cuộn, gây cảm giác chết chóc, âm u.

Chính vì thế mà dù ở đây cỏ xanh tươi tốt, cảnh vật tuyệt vời, cảnh quan khoáng đạt, là nơi lý tưởng để chăn nuôi, nhưng những người chăn dê, bò, ngựa ở núi Côn Luân thà để lũ súc vật của mình chết đói chứ không dám bén mảng đến thảm cỏ êm mượt xanh rì ở cái hang đó.

Vào khoảng năm 1983, một bầy ngựa ở nông trường chăn nuôi A La Nhĩ (tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc) không hiểu nghe theo tiếng gọi nào mà lũ lượt đua nhau chạy vào Hang Tử Vong. Không thể nào ngăn cản được, người chăn ngựa đành chạy vào hang theo chúng với hy vọng đưa chúng trở lại. Và thế là cả người cả ngựa mất hút. Mấy ngày sau, lũ ngựa quay trở lại, nhưng người chăn ngựa thì vẫn bặt vô âm tín. Mọi người đi tìm nhưng không thấy anh.

Mãi nhiều ngày sau, người ta mới tìm thấy anh chăn ngựa, lúc ấy đã là người thiên cổ. Anh nằm ngửa trên một ngọn núi nhỏ, đôi mắt mở to sửng sốt và kinh hoàng, miệng há rộng, chân trần, tay vẫn nắm chắc cây gậy, quần áo tuy rách tả tơi nhưng trên người không một vết thương. Người ta cố gắng phân tích nhưng vẫn không thể hiểu vì sao anh chết, và anh đã chứng kiến điều khủng khiếp nào trước khi lìa đời.

Ít lâu sau, một đội địa chất đang ở trong nhà ở khu vực gần Hang Tử Vong trong thời tiết vô cùng nóng nực thì bỗng một trận bão tuyết kỳ dị ập đến. Sau tiếng sấm, những người này thấy hai mắt tối sầm, người nhũn ra, thần trí mê man, họ nhanh chóng ngất xỉu, không biết gì nữa. Hôm sau khi tỉnh lại, họ bước ra khỏi nhà làm việc thì thấy đất vàng đã thành đất đen, và toàn bộ động vật gần đó cũng bị tê liệt, mê man.

 

Để tìm hiểu nguồn gốc những hiện tượng kỳ bí ở “cửa địa ngục”, các nhà khoa học đã khảo sát khu vực Hang Tử Vong và nhận thấy, từ trường ở đây rất mạnh và kỳ dị, và phân bố rất rộng. Càng đi sâu vào hang, từ trường càng mạnh. Các nhà khoa học cho rằng, từ tính trong hang và điện tích trên các tầng mây đã dẫn đến việc phóng điện, khiến nơi này sấm sét thường xuyên xuất hiện, giáng xuống những con người, những động vật “lớn vởn” quanh đó.

Mặc dù chưa thể khẳng định chắc chắn từ trường chính là nguồn gốc của những hiện tượng ly kỳ rợn tóc gáy ở “cửa địa ngục” núi Côn Luân, nhưng cho đến nay đó vẫn là lời giải thích hợp lý nhất.

Nên đọc
Theo ViệtQ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo