Bí thư thành ủy Hà Nội và lời giải cho 5 bài toán khó
Cân nhắc việc di dời các cây xăng nội đô
Trả lời cử tri về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu nói: “Có những cây xăng nằm ngay gần tầng 1 của khu tập thể. Khi gặp sự cố, những người ở tầng 3, tầng 4 biết làm thế nào?
Do vậy, kiên quyết phải di dời những cây xăng đó. Thay vì bán xăng, họ có thể chuyển sang bán rau chẳng hạn. Nhưng nếu di dời gần hết thì hơn 4,5 triệu xe máy ở thành phố phải ra ngoại thành mua xăng à? Đó là bài toán khó mà chúng tôi đang xem xét, nghiên cứu hướng giải quyết”.
Trong khi đó, Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị thẳng thắn nhận xét: “Về việc di dời các cây xăng, anh Sửu cũng đã nói kỹ rồi, nhưng tôi thấy kỹ mà vẫn chưa hết đâu.
Bởi những cây xăng ở nội thành, đặc biệt 4 quận nội thành cũ ngày xưa chỉ là nơi bán dầu hỏa thôi. Thời đó làm gì có nhiều ô tô, xe máy như bây giờ mà bán xăng? Chủ yếu là bán dầu hỏa. Dần dần mới chuyển sang bán xăng.
Giờ chúng quá sát nhà dân, nhưng đúng như anh Sửu vừa nói, mà báo chí cũng đề cập nhiều, nếu rời mấy trăm cây xăng trong nội thành ra ngoại thành cho an toàn, muốn mua xăng thì phải dắt xe hàng km từ nội thành ra ngoài mua à?
Cho nên tôi nghĩ phải cân nhắc, những chỗ nào quá bức xúc, quá nguy hiểm thì di dời còn những cây xăng khác phải có phương án thích nghi: tăng cường các biện pháp phòng cháy chữa cháy.
Bên cạnh đó, ý thức của người tham gia vào việc mua xăng cũng phải tăng lên. Muốn rời cây xăng đi cũng không phải dễ. Rồi người ta lại lên báo than là chúng tôi gây khó khăn cho người tiêu dùng, bắt họ phải ra chỗ nọ, chỗ kia mới mua được xăng. Khó vô cùng!
Nhắc lại vụ cháy cây xăng ở số 2 Trần Hưng Đạo, tôi thực sự muốn chỉ đạo là khởi tố người lái xe vì ông này vi phạm rất nghiêm trọng và là nguyên nhân chính gây ra vụ cháy đó.
Theo quy định, không được tiếp xăng từ trước 9h tối tới 6h sáng ngày hôm sau. Tức là muốn tiếp xăng vào các bồn xăng này là phải tiếp vào ban đêm. Đằng này giữa trưa ông ấy đến bơm xăng.
Thứ hai, cây xăng này đã hết giấy phép, không được bán, chỉ là cây xăng dự trữ của bộ đội biên phòng thôi. Tóm lại là vi phạm rất nghiêm trọng. Nhưng rồi cứ du di, dễ dãi, lại thấy các đồng chí ấy là lực lượng vũ trang... nên vụ việc chìm xuồng chứ đáng lẽ ra phải khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự của người này”.
Xử lý các dự án chậm tiến độ
Những dự án làm đường mà thành phố đã thông báo sắp tới đều sẽ phải triển khai chứ không có chuyện trước kia nói sẽ làm giờ lại thôi cả. Tinh thần là chúng ta sẽ cố gắng làm khẩn trương, nhưng trên thực tế cũng có những khó khăn khách quan thực sự chứ không phải chúng tôi né tránh hay bao biện.
Thế nhưng, cứ trước mỗi đợt giải phóng mặt bằng lại có đợt thảo luận về luật đất đai, lại chuẩn bị bàn về vấn đề giá đất. Do đó, chúng tôi lại không thông báo được giá đất như thế nào, giá thị trường và giá đền bù ra sao...
Viện phí tăng, chất lượng khám chữa bệnh phải tăng
Chúng tôi sẽ phản ánh với trung ương. Riêng phía Hà Nội, chúng tôi thống nhất một khi viện phí đã tăng thì chất lượng khám chữa bệnh cũng phải được nâng lên. Ngoài thái độ phục vụ, cũng phải từng bước mua thêm các trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho nhân dân.
Thành phố cũng đang xây thêm nhiều bệnh viện mới hoặc nâng cấp, tăng thêm phòng, tầng, cơ sở cho các bệnh viện để từng bước giảm tải.
Thu học phí phải công khai, minh bạch
Nhân đây tôi cũng đề nghị lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Sở giáo dục đào tạo phải quản lý rất nghiêm, chặt chẽ, không được để xảy ra chuyện thu phí tùy tiện. Những khoản phải thu thì phải công khai, minh bạch.
Ngay cả các khoản rất cần phải thu, tôi đồng ý với các cử tri là phải rải ra chứ dồn hết các thứ cần chi trong năm vào đầu năm thu 1 lần thì không phải ai cũng kham nổi.
Vừa rồi, nhờ báo chí phát hiện chúng tôi mới biết ở Hà Nội có một trường yêu cầu sắm đồng phục quá đắt tiền cho học sinh. Việc này phải cấm luôn. Học sinh nông thôn đang còn nghèo, tiền đâu mà sắm 500 nghìn đồng/bộ quần áo. Giao 500 nghìn đồng đó cho phụ huynh, người ta phải mua được 6 bộ là ít.
Thu phí giao thông đường bộ
Có đại biểu ý kiến rằng thu cào bằng như thế là không công bằng vì có những xe thường xuyên được sử dụng, có những xe chỉ đắp chiếu nằm một chỗ.
Chúng tôi sẽ tiếp thu và phản ánh lại ý kiến của cử tri lên các cấp cao hơn. Nhưng theo tôi được biết, trước khi quyết định chủ trương này, Bộ giao thông vận tải cũng đã nghiên cứu, lắng nghe, giải trình... cái ưu điểm, mặt hạn chế của các phương án.
Cử tri muốn thu phí qua xăng, cấp bìa cấp sổ, nhưng nhiều người mua dầu, mua xăng không phải lưu hành ô tô, xe máy họ sẽ thắc mắc. Còn nếu cấp thêm sổ nữa thì người dân lại bảo Nhà nước “đẻ” ra lắm giấy tờ. Chưa kể, có sổ đó người ta sẽ cho người khác mượn để đi mua xăng.
Phương án nào cũng có mặt nọ, mặt kia. Thế nên cứ xe lưu hành phải nộp phí đường bộ, mức phí không quá cao như hiện tại, tôi thấy là hợp lý. Tôi nghĩ đây là đóng góp để Nhà nước có kinh phí đảm bảo cho đường của chúng ta tốt hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất