Bộ Công thương lý giải việc giá điện bất ngờ tăng cao
Mùa nắng nóng đã dẫn đến như cầu dùng điều hòa, tủ lạnh... của người dân tăng cao, đồng thời việc tính toán theo giá điện là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hóa đơn tiền điện cao hơn mọi khi.
Tại buổi họp báo thường kỳ do Bộ Công thương tổ chức hôm 27/4, ông Đinh Thế Phúc, Phó Cục trưởng Cục điều tiết Điện lực (Bộ Công thương) cho biết như vậy về nguyên nhân việc hóa đơn tiền điện tháng 3 bất ngờ tăng cao.
Tại cuộc họp báo, PV báo Infonet có đặt ra câu hỏi rằng, nhiều người dân phản ánh hóa đơn thanh toán tiền điện bất ngờ tăng vọt theo kiểu tính giá mới và cách tính giá mới đang đồng nghĩa với việc ngành điện lực đang có ý đánh đố người dân, có lợi cho ngành điện.
Trả lời về vấn đề này, đại diện Cục Điều tiết điện lực cho rằng, khi ngành điện áp dụng quy định tăng giá điện 7,5% cùng nhu cầu sử dụng điện tăng đã khiến chi phí sử dụng điện tăng là một trong những nguyên nhân chính làm nhiều người dân thắc mắc.
Theo ông Phúc, trong tháng 3 có số ngày nắng nóng nhiều nên người dân sử dụng điện tăng khi phải bật điều hòa, tủ lạnh, và những thiết bị động cơ phải hoạt động nhiều hơn…đây là những nhu cầu thiết yếu bắt buộc phải dùng điện nên từ đó khiến lượng điện tiêu thụ cũng tăng nhiều hơn, đồng nghĩa với việc hóa đơn tiền điện tháng 3 tăng cao so với các tháng khác.
Bên cạnh đó, tháng 3 là thời điểm đầu tiên áp dụng cách tính tiền điện theo biểu giá mới, vì thế, cách tính giá điện sẽ nằm giữa hai khoảng thời gian giữa giá cũ và giá mới nên sẽ dùng phương pháp nội suy để tính giá điện. Căn cứ lượng điện dựa vào lượng điện tiêu thụ thực tế của khách hàng tương ứng với số ngày thực tế tiêu thụ điện để tính trên cơ sở biểu giá điện.
Ông Phúc lấy dẫn chứng, những tháng trước khách hàng được ghi hóa đơn điện vào ngày 10 hàng tháng, từ 10/3 tính hóa đơn cũ đến 16/3-10/4 giá điện đã thay đổi nên có 5 ngày theo biểu giá cũ, 26 ngày còn lại theo giá mới.
Với trường hợp sản lượng điện tiêu thụ là 500kWh/tháng sẽ được chia đều, sau đó sẽ có 5 ngày tính theo giá điện cũ, những ngày còn lại giá điện được tính theo theo biểu giá mới. Theo quy định, biểu giá có 6 bậc, tiếp tục chia ra theo 6 bậc.
“Việc sử dụng nhiều thiết bị có công suất tiêu thụ điện cao vào những ngày nắng nóng cùng với việc áp dụng điều chỉnh tăng giá điện là hai nguyên nhân đã dẫn đến việc hóa đơn tiền điện tháng 3/2015 tăng nhiều hơn. Bộ Công Thương đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam tăng cường tuyên truyền cho khách hàng sử dụng điện tiết kiệm hơn trong quá trình sử dụng, tránh việc số thu tiền điện tăng cao khiến mọi người thắc mắc”, ông Phúc kết luận.
Nói về vấn đề, liệu Bộ Công thương đang cùng với ngành điện đánh đố người dân, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định, nguyên tắc của Bộ Công Thương là không bao giờ có quan điểm thiên vị hoặc chỉ đơn thuần đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp (EVN). Quyết định tăng giá điện 7,5% đã được Bộ Công Thương phối hợp cùng với các Bộ, ngành xem xét, đánh giá kĩ lưỡng và được sự phê duyệt của Chính phủ thông qua mới đưa ra áp dụng.
Cũng tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cũng thông tin thêm, trong tháng 4, lượng điện sản xuất ước đạt 12,87 tỷ kWh, tăng 11,1% so với cùng kỳ. Điện thương phẩm ước đạt 11,58 tỷ kWh, tăng 6,8%. Trong đó, điện cấp cho công nghiệp xây dựng tăng 2,2%, điện cấp cho thương nghiệp và khách sạn nhà hàng tăng 14,6%, điện cho quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 13,1%; điện cấp cho nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 27,4% so với cùng kỳ.
Hòa Hậu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại chính sách đặc biệt tại WEF Davos
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Cột tin quảng cáo