Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải tiên phong trong tái cơ cấu bộ máy
Phát biểu tại hội nghị Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Bộ KH&ĐT mới đây, Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2016, trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, chúng ta đã cơ bản hoàn thành và nhiều chỉ tiêu vượt mức kế hoạch đã đề ra. Trong đó, tăng trường bao trùm theo hướng xanh hơn, sạch hơn, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo. Thủ tướng chỉ rõ, tăng trưởng mà chỉ một bộ phận này giàu lên rất nhanh còn bộ phận kia nghèo đi thì không phải tăng trưởng tốt, bao trùm.
Cũng trong năm 2016, môi trường kinh doanh đã được cải thiện theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, bảo đảm tốt hơn quyền tự do đầu tư kinh doanh, niềm tin xã hội, niềm tin thị trường tăng lên.
Thủ tướng đánh giá, trong kết quả chung của đất nước có sự đóng góp trực tiếp của Bộ KH&ĐT, Bộ đóng vai trò “tổng tham mưu trưởng” trong phát triển kinh tế, xã hội. Bộ đã tham mưu xây dựng thể chế, chính sách, chiến lược, đề án phát triển kinh tế xã hội, đầu tư công trung hạn và các giải pháp cụ thể thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế…
Thủ tướng đánh giá, trong kết quả chung của đất nước có sự đóng góp trực tiếp của Bộ KH&ĐT, Bộ đóng vai trò “tổng tham mưu trưởng” trong phát triển kinh tế, xã hội. Bộ đã tham mưu xây dựng thể chế, chính sách, chiến lược, đề án phát triển kinh tế xã hội, đầu tư công trung hạn và các giải pháp cụ thể thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế…
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế của ngành KH&ĐT. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng những chiến lược lớn vẫn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả. Một số nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao chưa hoàn thành tốt. Công tác phối hợp giữa Bộ KH&ĐT với các Bộ, ngành và địa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều hạn chế.
Thủ tướng lấy ví dụ về trường hợp dự thảo Luật Quy hoạch, vẫn còn có các kiến khác nhau giữa một số bộ khi dự thảo luật được đưa ra thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 10/1. Cho biết Chính phủ sẽ kiểm điểm vấn đề này đối với các cơ quan liên quan “vì lợi ích cục bộ của mình”, Thủ tướng cũng nhắc nhở Bộ KH&ĐT chưa thuyết phục tốt, “nói phải củ cải cũng nghe”.
Dự báo và công tác dự báo còn nhiều vấn đề. Chính sách cơ chế chưa huy động nguồn lực xã hội tốt trong bối cảnh nguồn lực trong dân còn rất lớn.Về phương hướng thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, Bộ KH&ĐT là cơ quan soạn thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ, phải đi đầu trong việc thực hiện Nghị quyết này. “Phải đổi cách làm, đổi mới tư duy. Đổi mới là khó nhưng không đổi mới cách làm, đổi mới tư duy, tiếp tục tinh thần bao cấp, quan liêu là chết”, Thủ tướng cho biết và lấy ví dụ về khu Giảng Võ (Hà Nội) để nói về tư duy quy hoạch đối với người làm công tác KH&ĐT.
“Nếu như làm 10 cái nhà 50 tầng ở đó thì nói như Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải, là một thảm họa đang đến với Hà Nội. Chưa làm đã tắc đường thì làm nữa, sẽ đi đường nào. Không phải là cấm nhà cao tầng, mà chính là hạ tầng xung quanh cái khu này như thế nào. Cho nên phải làm hạ tầng thì mới làm nhà cao tầng. Quy hoạch phải theo đúng tiêu chí quy hoạch”, Thủ tướng nói.
Về cách làm kế hoạch, theo Thủ tướng, nền kinh tế đã chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường, do vậy, tư duy của nhà lập kế hoạch phải thay đổi trước một bước, chứ không phải chỉ thay đổi theo. Việc lập kế hoạch phải dựa trên các quy luật của nền kinh tế thị trường khi thị trường đã là một nhà lập kế hoạch rất tài ba. Chức năng của Bộ KH&ĐT là lập kế hoạch cho nhà nước chứ không phải lập kế hoạch thay cho thị trường. Việc lập kế hoạch, quy hoạch phải trên tinh thần kiến tạo chứ không phải tiện cho việc quản lý, kiểm soát, kìm hãm, tạo cơ hội xin – cho.
Thủ tướng yêu cầu, lập quy hoạch không thể chỉ khép kín trong nội bộ Bộ KH&ĐT. Thay vào đó, lập kế hoạch phải có sự tham gia hay tối thiểu là vai trò góp ý, phản biện của giới chuyên gia, ý kiến của người dân, các doanh nghiệp, tư nhân và cả nhà đầu tư nước ngoài. Việc lập quy hoạch phải xóa lợi ích nhóm, loại bỏ việc đan xen bất hợp lý các lợi ích cục bộ của bộ, ngành, các tập đoàn trực thuộc và những doanh nghiệp thân hữu. Lập quy hoạch phải dựa trên lợi ích quốc gia, dân tộc; lợi ích ngắn hạn không được mâu thuẫn với lợi ích chiến lược dài hạn.
“Bộ KH&ĐT cũng như các cơ quan KH&ĐT trong lập quy hoạch, kế hoạch chắc chắn có va chạm, vì vậy Bộ cần có dũng khí trong vấn đề này. Nếu tự tin điều đó là đúng thì với cần quyết tâm bảo vệ cho được”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Cho biết hiện nay tổng vốn đầu tư của nhà nước vẫn chiếm hơn 37,6%, tức hơn 1/3 tổng vốn đầu tư toàn xã hội, theo Thủ tướng, một sự phân bổ sai, kém hiệu quả, sẽ gây lãng phí nguồn lực rất lớn, thậm chí là tai họa cho nền kinh tế mà phải mất nhiều năm mới khắc phục được. Do đó, Bộ KH&ĐT có vai trò tham mưu lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư cho Chính phủ nên phải ý thức được vinh dự và trách nhiệm này. “Các nhà lập kế hoạch, các đồng chí có mặt ở đây có vai trò quan trọng trong việc sử dụng đồng tiền hạt gạo của người dân” bởi nguồn vốn ngân sách chính là tiền thuế của nguời dân, Thủ tướng bày tỏ.
Thủ tướng yêu cầu, với 31 Vụ, Cục và các đơn vị trực thuộc, Bộ KH&ĐT cần rà soát để tinh gọn và hiệu quả hơn. “Vừa rồi Bộ Công Thương đã bắn phát súng khai mào. Bộ KH&ĐT cũng cần hưởng ứng bởi chính Bộ KH&ĐT là cơ quan được giao chủ trì, soạn thảo đề án tái cơ cấu nền kinh tế. Do vậy, hơn ai hết, bản thân ngành KH&ĐT phải tiên phong trong tái cơ cấu bản thân bộ, ngành của mình”.
Bộ KH&ĐT phải đi tiên phong trong kiến tạo phát triển, cần khơi nguồn cho các ý tưởng đột phá về cải cách, tham mưu cho Chính phủ về việc tháo gỡ các nút thắt cho sự phát triển. Bộ KH&ĐT trước tiên phải là bộ thực hiện chức năng xây dựng thể chế, hoạch định chiến lược, giữ ổn định vĩ mô, khơi nguồn cảm hứng, tạo nguồn động lực mạnh cho đổi mới sáng tạo, phá bỏ các cản trở phát triển, nâng cao năng lực của nền kinh tế hơn là một bộ quản lý, phân bổ đơn thuần.
Thủ tướng nhấn mạnh Bộ KH&ĐT phải có chương trình cải cách tốt nhất để xứng tầm kiến trúc sư trưởng của đất nước. “Một kiến trúc sư giỏi là trong điều kiện nguồn lực eo hẹp nhất vẫn có thể đưa ra một thiết kế tốt nhất. Vậy chúng ta đang trong bối cảnh nguồn lực eo hẹp vậy thì cách tính toán nào cho có hiệu quả nhất. Đó là câu hỏi, một bài toán lớn đặt ra cho Bộ KH&ĐT”, Thủ tướng nêu rõ. Bộ KH&ĐT cần đưa ra cơ chế khuyến khích và thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, động viên tốt nhất nguồn lực cho toàn xã hội trong phát triển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
Thương lái gom hàng hoa phục vụ Tết
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'