Bộ Tài chính: Không còn xe công đi lễ chùa, làm việc riêng
Tại buổi họp báo chuyên đề của Bộ Tài chính diễn ra ngày 25/5, cơ quan này nhận định hiện tình trạng sử dụng xe công vào đi lễ chùa hoặc việc riêng gần như không còn.
Theo cơ quan này, việc quản lý xe theo hình thức tập trung thay vì để tự quản lý hiệu quả hơn do giảm được số đầu xe. Riêng ở Bộ Tài chính, khu vực văn phòng Bộ, số đầu xe giảm gần một nửa kể từ khi khoán kinh phí.
Một số câu hỏi đặt ra về con số hơn 1.000 tỷ được chi ra để mua ôtô trong năm 2017, vị này cho biết chỉ 22 trong hơn 1.000 xe mua mới phục vụ chức danh từ thứ trưởng trở lên mà trước đây khi được đề bạt chưa có. Còn lại là 366 xe phục vụ công tác chung, 693 xe là chuyên dùng gồm các loại xe cứu thương, các xe xét xử thi hành án, chở tiền, phục vụ kiểm toán nhà nước... Dẫn chứng những số liệu này, đại diện Bộ Tài chính nhấn mạnh, nhu cầu xe thực sự cần thiết mới được mua.
Về cơ chế khoán kinh phí sử dụng ôtô công, cơ quan này cho biết bắt đầu được quy định từ năm 2007. Theo đó, chế độ khoán kinh phí theo cơ chế tự nguyện nên thực tế trong giai đoạn này còn ít chức danh đăng ký áp dụng. Một số Bộ, ngành địa phương đã hoặc đang trong quá trình xây dựng phương án để thực hiện nhưng còn mang tính thăm dò, thí điểm.
“Giai đoạn này, cơ chế khoán xe công cơ bản chưa được thực hiện, cả nước chỉ có một vài trường hợp đăng ký khoán tự nguyện”, đại diện Bộ Tài chính cho hay.
Một số Bộ, ngành đang khoán kinh phí sử dụng ôtô là Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin & Truyền thông, TP Hà Nội, TP.HCM…
Bộ Tài chính bắt đầu khoán kinh phí sử dụng xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc hàng ngày đối với một số chức danh từ tháng 10/2016, tiếp đến mở rộng khoán kinh phí sử dụng xe phục vụ công tác chung.
Hà Nội thí điểm khoán kinh phí sử dụng ôtô phục vụ công tác chung tại 8 cơ quan, có 52 cán bộ thuộc đối tượng khoán xe phục vụ công tác chung. Tổng chi phí tiết kiệm so với thực tế sử dụng cùng kỳ là 1,7 tỷ đồng, trung bình mỗi xe tiết kiệm 6,7 triệu đồng mỗi tháng.
Trong khi đó, TP.HCM khoán kinh phí sử dụng xe phục vụ công tác chung từ tháng 5/2018 với 5 đơn vị. Theo tính toán của thành phố, việc khóan xe công sẽ giúp tiết kiệm ngân sách hơn 100 triệu đồng mỗi tháng, tương tương 1,2 tỷ đồng mỗi năm.
"Việc khoán kinh phí đã góp phần giảm đáng kể số lượng ôtô công, giảm kinh phí sử dụng, chi phí vận hành xe, số lượng nhân viên lái xe giảm góp phần cắt giảm biên chế hành chính, tăng hiệu suất sử dụng ôtô công", cơ quan này nhận định.
Bộ Tài chính cho hay, cơ quan này đã trình Thủ tướng dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe. Theo đó hình thức khoán kinh phí sử dụng ôtô sẽ được mở rộng, khoán bắt buộc đối với một số chức danh, quy định rõ hơn các nội dung về khoán kinh phí sử dụng như đối tượng, công đoạn, hình thức, mức khoán và đơn giá khoán... Đặc biệt, đơn vị này đề xuất giao các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn hình thức khoán phù hợp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao