Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiến độ thu phí BOT theo hình thức điện tử tự động
Dự Hội nghị còn có Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng; Chủ tịch Công đoàn GTVT Việt Nam Đỗ Nga Việt; nguyên Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức - Chủ tịch Hội KHKT cầu đường Việt Nam; nguyên Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường - Chủ tịch Hội ATGT Việt Nam…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể ghi nhận những kết quả mà Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đạt được trong năm qua; Bộ trưởng nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ quan trọng là công tác tham mưu xây dựng thể chế, thời gian qua Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tham mưu kịp thời, đầy đủ, nhiều văn bản đã đi vào cuộc sống.
Bộ trưởng đánh giá công tác quản lý, bảo trì đường bộ hoàn thành theo kế hoạch với 148km tuyến quốc lộ (hơn 20.000km, 6.206 cầu, 10 bến phà, 2 cầu phao). Tuy nhiên Bộ trưởng yêu cầu cần phải huy động vốn nhiều hơn; đánh giá lại công tác bảo trì đường bộ, để có kế hoạch đầu tư hợp lý; đồng thời đặc biệt quan tâm đến công tác duy tu, sửa chữa đường bộ (nhất là những tuyến đường, cầu đang bị xuống cấp).
Về công tác vận tải, Bộ trưởng đánh giá công tác quản lý phương tiện vận tải, bến xe, xe dù, bến cóc vẫn còn diễn ra phức tạp. “Trong nhiều năm qua đã tập trung vào công tác vận tải, đã có bước tiến nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu, Tổng cục phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đầu tư thiết bị giám sát hành trình (GSHT); tăng cường hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm nước ngoài về thiết kế hệ thống, quy trình, thiết bị công nghệ mới hiện đại” - Bộ trưởng yêu cầu.
Về quản lý dự án BOT đang khai thác, Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục thực hiện theo đúng Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng, trong đó Tổng cục phối hợp Vụ Tài chính, Ban QLDA thực hiện quyết toán dự án BOT; đồng thời đẩy nhanh tiến độ thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng đối với các trạm thu phí thuộc các dự án trên QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.
Về công tác thanh tra, kiểm tra, Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, bảo vệ KCHTGT đường bộ; về điểm đen và điểm tiềm ẩn TNGT; về tải trọng, kích thước thùng chở hàng; về chấp hành quy định khổ giới hạn cầu đường bộ.
Theo ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trong thời gian tới, Tổng cục sẽ tiếp tục tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tham mưu về thể chế; công tác kế hoạch quản lý, bảo trì tiếp tục đổi mới, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Hiện nay, hệ thống quốc lộ còn 230 điểm đen và 550 điểm tiềm ẩn TNGT. Năm 2018, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ xử lý khoảng 500 điểm, kinh phí khoảng 400 tỷ đồng, tập trung vào các điểm đen và các điểm nguy hiểm cấp bách và các điểm có kinh phí nhỏ, thực hiện ngay bằng nguồn Quỹ Bảo trì đường bộ; các điểm tiềm ẩn TNGT còn lại kinh phí lớn, trước mắt sẽ xử lý tạm và xử lý dần trong kế hoạch bảo trì hàng năm hoặc các dự án xây dựng cơ bản.
Trước đó, báo cáo tại Hội nghị, ông Nguyễn Xuân Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ GTVT, sự phối hợp của các bộ, ngành và sự cố gắng, nỗ lực của CCVC-NLĐ, Tổng cục đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác.
Năm 2017, Tổng cục đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL, chiến lược, quy hoạch, được thực hiện chủ động, tích cực; công tác CCHC, ứng dụng CNTT được thực hiện quyết liệt; công tác bảo đảm ATGT được chỉ đạo tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và quyết liệt; công tác KSTTX tiếp tục được duy trì; hoàn thành thiết kế mẫu mô hình Trạm KSTTX cố định; công tác kiểm tra chất lượng, tiến độ các dự án sửa chữa định kỳ, quản lý và bảo dưỡng quốc lộ được duy trì thực hiện hiệu quả.
Trong năm 2017, Trung tâm quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu từ thiết bị GSHT thường xuyên chấn chỉnh, nhắc nhở và xử lý theo quy định các đơn vị vận tải có phương tiện vi phạm; tích cực thực hiện công tác quyết toán các dự án hoàn thành; giám sát thu phí các dự án BOT.
Đối với Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết được Tổng cục triển khai tích cực và khẩn trương. Hiện đã khởi công 467 cầu trên phạm vi 43 tỉnh (trong tổng số 50 tỉnh); nhiều cầu dân sinh đã hoàn thànhvà đưa vào sử dụng; dự kiến trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất sẽ đưa vào sử dụng khoảng 200 cầu phục vụ bà con nhân dân đón Tết…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nêu lên một số tồn tại, hạn chế, khó khăn nên nhiệm vụ, giải pháp của năm 2018 đó là tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn XDCB đã được giao năm 2018; tổ chức quản lý, bảo trì đảm bảo ATGT hệ thống đường bộ quốc lộ của cả nước.
Cùng với đó, Tổng cục chỉ đạo đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt; tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác KSTTX theo hướng làm tại nơi cung cấp hàng; triển khai các văn bản QPPL về hoạt động vận tải; hoàn thiện các thông tư, đề án, quy chế; đồng thời tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thực hiện giải ngân vốn đúng tiến độ; tăng cường công tác quản lý, khai thác, bảo trì, bảo đảm ATGT, bảo vệ KCHTGT các tuyến cao tốc…
Nhân dịp này, để ghi nhận những tập thể của Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có thành tích xuất sắc trong công tác, Bộ trưởng Bộ GTVT trao tặng Bằng khen cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có thành tích trong công tác bảo trì đường bộ; Bộ trưởng Bộ GTVT trao tặng Cờ thi đua xuất sắc ngành GTVT cho 2 tập thể của Tổng cục; Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam trao tặng Cờ thi đua xuất sắc ngành Đường bộ cho 13 tập thể thuộc Tổng cục.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái