Bộ trưởng Công Thương sẽ bàn về số phận của TPP tại APEC
Chia sẻ Hội nghị của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN vừa diễn ra ở Philippines, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết Việt Nam đã có trao đổi với các nước ASEAN về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
"Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 23 là dịp tốt để 4 nước ASEAN tham gia TPP cùng nhau thống nhất quan điểm trong bối cảnh Hoa Kỳ có thay đổi chính sách và rút khỏi TPP. Do vậy, ta đã có trao đổi song phương với các nước ASEAN về TPP", vị tư lệnh ngành Công Thương cho biết.
"Chúng tôi rất mừng là cả 4 nước ASEAN đều có những nhận định và đánh giá tương đối giống nhau. Hiện vẫn còn quá sớm để có thể đưa ra các quyết định về TPP", ông Tuấn Anh nói thêm.
Người đứng đầu Bộ Công Thương cũng cho biết, các nước ASEAN cùng thống nhất dịp Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC tại Hà Nội vào tháng 5 tới đây là cơ hội để các nước TPP có đánh giá tình hình kỹ hơn và cùng nhau đưa ra một số giải pháp cho hội nhập giữa các nước TPP trong tình hình mới.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương được khởi xướng từ năm 2005 bởi 4 nước thành viên ban đầu là Brunei, Chi Lê, New Zealand và Singapore. TPP chính thức khởi động vào tháng 3/2010. Việt Nam tham gia TPP vào tháng 11/2010. TPP bao gồm 12 thành viên gồm: Australia, Brunei, Canada, Chi-Lê, Nhật Bản, Malaysia, Mehico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Với sự tham gia của Nhật Bản (tháng 7/2013), TPP được cho là hiệp định tham vọng nhất của thế kỷ.
Tuy nhiên, ngày 23/1/2017, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức đặt bút ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi TPP vốn đã kết thúc đàm phán thời tổng thống Obam qua đó hiện thực hóa cam kết được ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 là Washington sẽ rút khỏi hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này ngay khi ông tiếp quản Nhà Trắng.
Động thái rút khỏi TPP của Mỹ đồng nghĩa với việc 11 nước còn lại phải đàm phán lại hoặc khai tử Hiệp định, bởi theo thoả thuận trước đó, Hiệp định TPP chỉ có hiệu lực được ít nhất 6 nước phê chuẩn trước tháng 2/2018 và các nước này phải đóng góp ít nhất 85% GDP trong khối (tức là không thể thiếu Mỹ hoặc Nhật).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước