Bộ trưởng LĐTB&XH: 8.000 liệt sĩ vô danh đang được giám định
Nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh - liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2015), Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã giải đáp các nội dung được nhiều người dân quan tâm.
Cụ thể như việc xác định danh tính hài cốt các liệt sỹ; chế độ dành cho cựu dân quân tập trung trong thời kỳ chiến đấu chống Mỹ; chính sách đối với các thế hệ sau của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam…
“Đến nay, đã có trên 8.000 trường hợp các liệt sĩ chưa có tên đã được chúng tôi triển khai lấy mẫu phẩm, cùng với 3 viện của Bộ Quốc phòng, Công an và một viện thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam”, Bộ trưởng cho biết.
Cùng với đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã lấy được hơn 2.000 nghìn mẫu phẩm của thân nhân các liệt sỹ do Hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam cung cấp. Các mẫu phẩm của thân nhân liệt sỹ và các liệt sỹ đã được phân tích, giám định chiết ghép, đến nay đã có kết quả bước đầu, dù chưa được nhiều so với con số 8.000.
Trước câu hỏi của sinh viên tại một trường Đại học cho biết: Bố là thương binh nhưng nay đã mất. Vậy là con của thương binh thì có được nhận chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo dành cho con của thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng hay không?
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, chế độ ưu đãi dành cho con các thương binh, liệt sĩ, bệnh binh được Đảng, Nhà nước thực hiện nhiều năm nay.
Trong chính sách này kể cả những đồng chí thương, bệnh binh còn sớm hay đã mất thì người con vẫn đều được hưởng chính sách: thứ nhất được hưởng chính sách hỗ trợ một lần, nếu con trong độ tuổi đi học để mua sách vở hàng năm, thứ hai được miễn giảm học phí; trừ trường hợp người con đó đã được hưởng một trong các chính sách trợ cấp thường xuyên rồi…
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định: Chiến tranh đã qua đi rất lâu nhưng sự ảnh hưởng nặng nề của nó vẫn còn nhiều, trong đó có các nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam trong quá trình tham gia kháng chiến.
Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã có những chính sách cụ thể đối với những người trực tiếp tham gia kháng chiến bị ảnh hưởng chất độc da cam và con cái của họ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc