Bột làm tươi thịt ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa, Săm-pết có tên tiếng Pháp là salpêtre hay tên tiếng Anh là sanpet (hoặc saltpetre, salt peter…). Cách đọc săm-pết thực ra là cách gọi chệch đi từ tiếng nước ngoài.
Bản chất săm-pết thực ra là muối nitrat và nitrit. Đặc điểm của nó khi đưa vào thực phẩm có tác dụng diẹt khuẩn tốt, thực phẩm sẽ bảo quản được lâu.
Tuy nhiên, tránh cái nọ gặp phải cái kia, bởi Na2S03 và Na2S04 là nhóm chất mà khi đi vào những thực phẩm giàu protein như thịt lợn, bò, gà… có chứa axit amin thì có thể phản ứng với nitrat và nitrit tạo ra chất rất nguy hiểm là nitrosamin – một chất nếu ở nồng độ cao có khả năng gây ung thư.
Tại nước ta, theo quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y tế về “danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”, mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng KNO3 cho các sản phẩm thịt hộp, thịt muối, lạp xưởng, jambon là 500mg/kg (500mg KNO3 trong 1kg thực phẩm).
Trong một kết quả kiểm nghiệm gần đây từ Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, trong một mẫu bột săm-pết mới được kiểm nghiệm cho thấy hóa chất này có tên là Natri sunphat (Na2SO4), là một loại hóa chất tẩy trắng được dùng trong công nghiệp và không nằm trong danh mục phụ gia được sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định.
“Hóa chất Na2SO4, trong công nghiệp có thể dùng để tẩy trắng, làm bào mòn thậm chí ngay trong lĩnh vực y tế khi kết hợp ở chiết xuất với một số hoạt chất khác sẽ trở thành loại dung dịch sát khuẩn mạnh.
Theo ThS. Phùng Văn Trung - Phó phòng Hóa học các hợp chất thiên nhiên (Viện Công nghệ hóa học), nếu khi lạm dụng hóa chất này trong lĩnh vực thực phẩm thì sẽ gây hại tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, dù săm-pết có là KNO3 hay Na2SO4 thì đều có chứa độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, mà nghiêm trọng nhất là tăng nguy cơ gây ung thư ở cả người lớn và trẻ em, ngoài ra còn nó có thể gây ra triệu chứng xanh xao - hội chứng blue baby đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em.
Trước tình trạng người dân lo lắng vệ thực phẩm có chứa chất cấm này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát vừa yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, làm rõ nguồn gốc, đường dây mua bán, tiêu thụ các lô hàng thịt không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước ngày 30/5.
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng cho biết, chất “săm pết” dùng để tẩy thịt ôi thiu thành thịt tươi mới mà dư luận lo ngại thời gian qua cũng đang được Cục Bảo vệ thực vật lấy mẫu bột để phân tích, xác định thành phần hóa học và khả năng gây hại.
Theo VnMedia
End of content
Không có tin nào tiếp theo