Bữa ăn: Soi từ biên giới để tự bảo vệ
Trong đoàn xe tải ở cửa khẩu, có nhiều chiếc chở đầy hàng đóng trong thùng xốp, hộp giấy khiến lốp xe bẹt bám dính lấy nền đường vì chịu trọng tải nặng. Một nhân viên hải quan đang làm nhiệm vụ tại trạm gác cửa khẩu Tân Thanh cho biết trung bình mỗi ngày có bốn, năm trăm lượt xe tải qua cửa khẩu, hầu hết là xe mang biển kiểm soát Việt Nam của chủ hàng trong nước qua cửa khẩu xuất, nhập hàng hóa với đối tác Trung Quốc. Phần lớn hàng hóa xuất sang Trung Quốc là hàng tươi sống, trái cây… và nhập về là đào, lê, cam, quýt, rau củ, đồ khô (nấm hương, măng, mộc nhĩ…).
Hàng tươi sống thứ cấp từ Trung Quốc về ùn ùn
Cùng thời điểm trên, con đường bên cánh gà cửa khẩu chạy về phía Bến xe khách Tân Thanh, cảnh bốc xếp hàng cũng tấp nập không kém. Hàng chục cửu vạn đang hì hục dỡ, đóng gói hàng khô, dưa vàng, cam quýt… từ trên những chiếc xe cải tiến vừa được cư dân đường biên kéo về từ chợ Pò Chài.
Trong vai dân buôn lên tìm hiểu thị trường rau củ quả Trung Quốc, tôi được Sửu “béo”, một lái xe “cóc” (loại xe tải nhỏ hiệu Suzuki được cải tạo để chở khách và hàng hóa) chuyên chạy tuyến Lạng Sơn - Tân Thanh, dẫn đến tận nơi giới thiệu đây là điểm tập kết rau củ quả nhập từ Trung Quốc về cho dân buôn nhỏ lẻ trong nước.
Hầu hết rau củ quả tập kết tại các ki-ốt bên cánh gà cửa khẩu này đều là rau củ quả bị loại từ những xe hàng lớn hoặc do cư dân sống tại cửa khẩu Tân Thanh nhập từ Trung Quốc về với số lượng nhỏ lẻ bằng xe cải tiến. Đây là hình thức buôn bán trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới hai nước, với số hàng dưới hai triệu đồng, được miễn thuế và chỉ phải khai báo với hải quan.
Sửu “béo” cho hay chính vì đây là rau củ quả bị loại và miễn thuế nên giá thành rẻ, được nhiều chủ hàng nhỏ lẻ trong nước ưa thích. “Chỉ cần gặp những chủ ki-ốt tại đây thỏa thuận giá cả, lượng hàng là họ sẽ chủ động đóng hàng gửi xe khách về tận nơi. Tiền bạc thanh toán cho xe khách hoặc trả sau nếu có người đảm bảo. Muốn nhập bao nhiêu hàng cũng có” - Sửu “béo” nói.
Chân gà nhập khẩu không đạt chất lượng từng bị cơ quan chức năng TP.HCM phát hiện. Ảnh: TRẦN NGỌC
Tiếp theo Sửu “béo” chở tôi đến khu kho hàng đồ khô nằm đối diện với chợ Tân Thanh. Kho hàng khô này chuyên cung cấp rau câu, nấm hương, mộc nhĩ, măng khô do một phụ nữ trung tuổi người Trung Quốc tên A. Trần làm chủ.
Bằng giọng tiếng Việt lơ lớ, bà chủ giới thiệu cho tôi biết giá cả một số mặt hàng như nấm hương, rau câu… cùng phương thức giao tiền, nhận hàng. Ngoài ra, A. Trần cho hay có thể móc nối để tôi có thể nhập bất cứ loại rau củ quả nào từ Trung Quốc, trong đó có cả cải thảo, mặt hàng vừa được phát hiện nhiễm chất ướp xác tại Trung Quốc. Trước khi chúng tôi đi, A. Trần đưa tôi tờ giấy ghi số điện thoại, địa chỉ để tiện liên hệ.
Kiểm dịch không xuể
Theo tìm hiểu của PV, mặc dù Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng VII (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) điều động gần một nửa nhân sự để kiểm dịch rau củ quả nhập từ Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh nhưng lượng rau củ quả được kiểm dịch chỉ chiếm một phần nhỏ vì lực lượng mỏng, thiếu trang thiết bị, việc kiểm dịch tiến hành theo xác suất, phụ thuộc lớn vào kinh nghiệm chủ quan của cán bộ kiểm dịch.
Bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng VII, cho biết: “Toàn chi cục có 23 người với năm trạm kiểm dịch thực vật thì đã có 10 người thường xuyên chốt trực tại cửa khẩu Tân Thanh, nơi nhập rau củ quả lớn nhất tại Lạng Sơn. Tuy nhiên, mỗi ngày có gần 100 xe hàng về từ Trung Quốc nên phần lớn việc kiểm dịch mới chủ yếu là lấy mẫu, thử nhanh sau đó gửi về Trung tâm Kiểm dịch (Cục Bảo vệ thực vật) mới có kết quả”.
Ngày 12-4-2012, Trạm Kiểm dịch thực vật Tân Thanh đã lấy mẫu kiểm dịch và kiểm tra lô cam quả tươi 13 tấn, xuất xứ từ tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) do Công ty TNHH Phúc Thịnh nhập về có dư lượng hoạt chất Triazophos là 0,105 mg/kg, cao quá mức tối đa cho phép là 0,02 mg/kg; ngày 16-4-2012, Trạm Kiểm dịch thực vật Tân Thanh tiếp tục phát hiện lô lê quả tươi 12 tấn xuất xứ từ tỉnh Sơn Tây - Trung Quốc do Công ty TNHH Gia Khánh có chứa thuốc bảo vệ thực vật Endosulfan, một loại hoạt chất trong danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam.
“Sau khi phát hiện những chất cấm trên, những lô hàng cam và lê nhập về Việt Nam đều được áp dụng biện pháp kiểm tra chặt chẽ mới được thông quan. Tuy nhiên, như trên đã nói, việc kiểm dịch dù cố gắng mấy cũng chỉ làm theo xác suất với việc nhập chính ngạch.
Hàng ùn ùn về, mỗi ngày... trên mọi nẻo đường!
Theo PL TPHCM
End of content
Không có tin nào tiếp theo