Cả nước nhập siêu 3,58 tỷ USD trong 10 tháng năm 2015
Tổng Cục Hải quan vừa công bố báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 10 và 10 tháng năm 2015. Theo đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 10/2015 đạt gần 28,13 tỷ USD, tăng nhẹ 1% so với tháng trước; trong đó trị giá xuất khẩu là 14,31 tỷ USD, tăng 3,6% và trị giá nhập khẩu là 13,81 tỷ USD, giảm 1,6%. Trong tháng 10/2015, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu gần 500 triệu USD, là tháng xuất siêu thứ 3 trong năm 2015 và cũng là tháng có mức xuất siêu cao nhất tính từ đầu năm.
Trong 10 tháng/2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 272,4 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất hàng hóa đạt 134,41 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu hàng hóa là 137,99 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 10/2015, Cán cân thương mại hàng hóa cả nước vẫn thâm hụt 3,58 tỷ USD, ngược lại so với xu hướng thặng dư 2,71 tỷ của 10 tháng/2014.
Nếu xét xuất nhập khẩu theo loại hình doanh nghiệp, theo Tổng Cục Hải quan, tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp trong nước đều thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của khối doanh nghiệp FDI.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước trong 10 tháng qua là gần 99,1 tỷ USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2014. Trong khi khối các doanh nghiệp FDI đạt tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tới 173,31 tỷ USD, tăng mạnh 18,9%.
Trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước giảm tới 9,7% (kim ngạch là 42,65 tỷ USD) trong khi khối doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục có mức tăng trưởng tốt 19,4% và đạt kim ngạch là 91,76 tỷ USD.
Nguyên nhân của sự khác biệt này một phần là do cơ cấu xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tập trung vào hàng nông sản, nhiên liệu và khoáng sản. Đây là những nhóm hàng gặp nhiều khó khăn về giá cả và thị trường trong thời gian qua. Trong khi đó, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không ngừng tăng trưởng về quy mô và đẩy mạnh gia công, sản xuất hàng công nghiệp nhẹ, chế biến, lắp ráp.
Nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước trong 10 tháng qua cũng chỉ đạt 56,44 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước, trong khi khối doanh nghiệp FDI là 81,55 tỷ và tăng 18,5%.
Xét về thị trường, kết thúc 10 tháng/2015, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với hầu hết các châu lục đều tăng so với cùng kỳ năm 2014 (trừ Châu Đại Dương), trong đó tăng mạnh nhất ở Châu Mỹ (tăng 19,9%) và Châu Phi (tăng 13,9%).
Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á 10 tháng/2015 đạt 176,27 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2014 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,7%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ đạt kim ngạch 45,97 tỷ USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước; với châu Âu đạt 38,75 tỷ USD, tăng 11,4%; châu Đại Dương đạt 4,89 tỷ USD, giảm 16,8%; châu Phi đạt 4,48 tỷ USD, tăng 13,9%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát triển các khu thương mại tự do sẽ là bàn đạp thúc đẩy dịch vụ logistics
Tổng giám đốc công ty Văn hoá Tân Bình ALT 'mua chui' hàng trăm ngàn cổ phiếu
Xăng dầu đồng loạt giảm giá
Chung cư Hà Nội 2025: Chuyên gia dự báo không dễ giảm nhưng không sốt nóng
Dự báo diễn biến thị trường bất động sản khi có bảng giá đất mới
Sửa quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường