Cà rốt Hải Dương: Lại nhờ doanh nghiệp nước ngoài cứu cánh
Thực trạng thị trường cà rốt ở Hải Dương đầu năm 2015
Còn nhớ giai đoạn tháng 1, 2/2015 người dân trồng cà rốt ở Hải Dương lỗ hàng chục triệu đồng vì sản phẩm mất giá, ít thương lái thu mua. Thậm chí nhiều hộ phải đem cà rốt về cho bò, lợn hay cá ăn để đỡ lãng phí.
Bất cập ở chỗ, mặc dù giá cà rốt mua tại ruộng loại I ( loại tốt nhất) chỉ khoảng 2.5000 đồng/kg, còn loại II, loại III chỉ xác định bỏ đi hoặc cho gia súc ăn. Tuy nhiên giá bán lẻ tại các chợ trên thành phố Hà Nội và trong các siêu thị, giá cà rốt luôn dao động từ 7.000 – 9.000.
Như vậy câu chuyện quả dưa, quả vải và giờ là củ cà rốt vẫn có một mắt xích bị thiếu hụt khiến đầu ra nông sản nước ta bị ứ đọng, chỗ thừa – chỗ thiếu, thương lái ép giá do thiếu liên kết giữa sản xuất vài tiêu thụ sản phẩm.
Người dân biết bị thương lái ép giá nhưng cũng không thể đưa hàng vào trong các chuỗi siêu thị do không có giấy tờ xác nhận chất lượng, nguồn gốc của các hàng hóa. Cùng với đó chính quyền địa phương chưa thật tích cực tìm kiếm đầu ra cho bà con nên người dân luôn rơi vào thế bị động trong việc làm chủ thị trường.
Cơ hội lớn cho người trồng cà rốt ở Hải Dương
Những ngày cuối tháng 5/2015, tập đoàn CJ Freshway Việt Nam – chuyên về lĩnh vực thực phẩm ( cơ quan mẹ là tập đoàn CJ Hàn Quốc) đã đến nghiên cứu và làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương về vấn đề hợp tác sản xuất và tiêu thụ một số nông sản nổi trội của tỉnh.
Trong đó bên phía CJ đặc biệt quan tâm đến cà rốt, vải thiều và hành lá. Theo đó, công ty sẽ lựa chọn đầu tư khoảng 130 ha trồng cà rốt với đầy đủ các yêu cầu về chất lượng, quy mô, thu hoạch để xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Ngoài Hải Dương, Bắc Ninh cũng là vùng được công ty này chọn là nơi sản xuất thí điểm vào khoảng thời gian tháng 10 năm nay.Bên cạnh đó, CJ Freshway Việt Nam cũng muốn cùng tỉnh Hải Dương xây dựng thương hiệu vải thiều của tỉnh nhà tại thị trường Hàn Quốc.
Sau một vụ cà rốt thua lỗ, khó khăn tìm thị trường tiêu thụ thì nay đã có doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư công nghệ, giống, khu vực trồng, lại sẵn sàng ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm khiến người dân an tâm và gắn bó hơn với những loại cây này.
Tuy nhiên, tại sao cứ phải đợi đến khi doanh nghiệp sờ đến, làm việc bài bản, có quy mô thì các địa phương mới nhận ra tiềm năng phát triển của nông sảnđịa phương? Mà không tích cực cải cách sản xuất, quy hoạch và tìm thị trường ngay từ ban đầu đề không dẫn đến tình trạng nông sản nơi cho không không ai lấy – nơi bán giá cao hơn gấp 3 -4 lần?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chung cư Hà Nội 2025: Chuyên gia dự báo không dễ giảm nhưng khó sốt nóng
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2026-2030: Phải có tư duy đột phá
Giá heo hơi ngày 15/11/2024: Tiếp tục tăng giá tại một số tỉnh phía Nam
Giá nông sản ngày 15/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng, hồ tiêu giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 15/11/2024: USD duy trì đà tăng
Sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cho cuối năm và Tết