Các chiến đấu cơ hàng đầu của Mỹ khó liên lạc khi tác chiến trên không
F-22 và F-35 là những máy bay chiến đấu tối tân nhất trong kho vũ khí của Mỹ, tuy nhiên, khi ở khoảng cách xa các phi công sẽ bị hạn chế khi liên lạc với nhau trong quá trình tác chiến thực hiện nhiệm vụ.
Để đảm bảo tính tác chiến bí mật, được trang bị các thiết bị cảm biến tiên tiến và nhiều tính năng tối ưu khác, nên cả F-22 Raptor và chiến đấu cơ phôi hợp F-35 đều được xếp vào thế hệ chiến đấu cơ thứ 5 của Mỹ.
F-22 được thiết kế từ giữa những năm 1980, với nguyên mẫu là máy bay chiến đấu đơn thuần. Tuy nhiên, Hệ thống truyền dữ liệu chuyến bay (IFDL) của dòng máy bay Raptor này lại chỉ tương thích với F-15 Eagles và các dòng máy báy chiến đấu cũ hơn của Mỹ.
Trong khi đó, hệ thống liên lạc của F-35 là Tactical 16 Link lại không tương thích với IFDL của F-22.
Mỹ đã hiện đại hóa các chiến đấu cơ của mình trong 15 năm qua, song theo nhà phân tích David Rockwell thuộc tập đoàn Teal Group, F-22 không được cải thiện nhiều, đặc biệt là hệ thống liên lạc.
Bloomberg dẫn lời ông David Rockwell cho biết, hệ thống liên của Raptor có thể nhận dữ liệu từ F-35, F-16 và Eurofighter, song lại không thể gửi lại thông tin cho các máy bay này nếu cùng tác chiến.
Một người phát ngôn của Không quân Mỹ ngày 2/4 nói với Bloomberg rằng: “Vấn đều này là do sự không tương thích, khi F-22 là “quái vật thu thập dữ liệu”. F-22 và F-35A là những chiến đấu cơ tác chiến bổ sung cho nhau, đặc biệt là tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra tranh chấp”.
Hiện tại, các phi công đang sử dụng một giải pháp tạm thời và F-22 sẽ không được nâng cấp hệ thống liên lạc Tactical Link 16 cho đến năm 2023.
Một phi công thử nghiệm F-35 cho tập đoàn Lockheed Martin cho biết, giải pháp liên lạc tạm thời này đã được sử dụng trong quá trình huấn luyện và mô phỏng chiến đấu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo