Các chuyên gia vận dụng cơ chế "ngủ đông" để sáng tạo cách bảo quản cá tươi nhất.
Hiện tượng này cũng được nhiều nhà hàng áp dụng để giúp lưu giữ cá tươi lâu trong vòng 2 năm mà chất lượng thịt vẫn không hề thay đổi, giống y như cá mới vừa đánh bắt lên bờ. Theo các chuyên gia sinh vật học cho biết, trong cơ thể của các loài cá hàn đới đều có chất protein kháng đông, giúp chúng rơi vào trạng thái "ngủ đông" như ở loài gấu trên cạn. Thí nghiệm được lặp lại, sau khi cá rô phi đã được rã đông và bơi lội tung tăng trong chậu. Người ta lại thả trở lại bình nước ở nhiệt độ -35 độ C, sau chưa đầy 30 giây chú cá rô phi trở nên đông cứng.
Bước tiếp theo thả cá rô phi đang đóng băng vào chậu nước ở nhiệt độ bình thường. Hiện tượng thần kỳ tiếp tục xảy ra, cá vẫy đuôi bơi khỏe mạnh, võng cầu mắt từ màu trắng đục chuyển về đen và linh hoạt như chưa có chuyện gì xảy ra. Như vậy chú cá rô phi một lần nữa hồi sinh dưới sự ngạc nhiên bất ngờ của nhiều người chứng kiến.
Các chuyên gia cho rằng, những loài cá hàn đới như cá hồi, cá thu ngừ... đều chứa protein kháng đông có thể giúp chúng rơi vào trạng thái ngủ đông. Đây được coi như một chất giúp bảo quản chống đông hữu hiệu.
Do trọng lượng phân tử của chúng khá nhỏ nên chất này dễ đi vào các tế bào, giúp bảo vệ màng tế bào có khả năng độc đáo, đó là làm tăng khả năng đóng băng của tế bào. Màng bảo vệ đặc biệt này có thể được hình thành trên bề mặt của sinh vật, bảo quản một cách hiệu quả cấu trúc phân tử sinh học giúp chúng không bị phân hủy, giữ độ tươi của sinh vật mà vẫn cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo