Phân tích

Các doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội khi Việt Nam tham gia TPP

(DNVN) - "Hiện nay, cứ 2 ngày nền kinh tế của chúng ta xuất khẩu 1 tỷ USD. Tương lai, mỗi ngày chúng ta xuất khẩu 1 tỷ USD... các doanh nghiệp trong nước cần phải nắm lấy cơ hội “ẩn trong thách thức” khi Việt Nam ra nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương ( TPP)."

Đó là chia sẻ của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân tại “Ngày hội Doanh nhân, Doanh nghiệp toàn quốc năm 2015” diễn ra tại TP.HCM ngày 12/10.

Sau khi, 12 quốc gia kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương ( TPP), đây không chỉ là một hiệp định thương mại tự do khu vực siêu lớn, bao trùm 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, mà được xem là khuôn mẫu liên kết kinh tế của thế kỷ XXI.

Quang cảnh “Ngày hội Doanh nhân, Doanh nghiệp toàn quốc năm 2015” diễn ra tại TP.HCM ngày 12/10.

Việt Nam là một trong số 12 quốc gia cùng với: Úc, Brunei, Canada, Chi lê, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Diland, Peru, Sinhgapo, Mỹ tham gia đàm phán, tiến tới ký kết TPP sẽ tạo đà phát triển cho nền kinh tế Việt Nam, mở ra cơ hội xuất khẩu lớn song cùng với đó là thách thức, sức ép lớn cho các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ.

Tuy nhiên, để tận dụng tối đa cơ hội từ TPP, các doanh nghiệp cần phải nâng cao sức cạnh tranh để sản phẩm hàng hóa Việt Nam có thể hội nhập và có chỗ đứng vững chắc trên thương trường quốc tế. Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại “Ngày hội Doanh nhân, Doanh nghiệp toàn quốc năm 2015”.

TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 2 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vòa năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025. Các nghành kinh tế mũi nhọn như: Dệt may, giày dép, thủy sản…sẽ có bước phát triển vượt bậc về kim nghạch xuất khẩu sang những thị trường này. 

Về nông nghiệp, Việt Nam sẽ phải nỗ lực, biến “thách thức” thành cơ hội để đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu nền kinh tế. Ông Nhân chỉ rõ. T.S Nguyễn Văn Thân, Quyền Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ & vừa Việt Nam nhận định: Bên cạnh mảng tươi sáng về xuất khẩu, sức ép về cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Namkhi tham gia Hiệp định TPP cũng rất lớn. 

Việc đưa thuế nhập khẩu về 0% sẽ làm cho hàng hóa từ các nước nhập khẩu vào Việt Nam nhiều hơn. Khi đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và chịu sức ép cạnh tranh nhiều hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam T.S Nguyễn Văn Thân- Luật gia Tô Hoài Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập - Báo điện tử Doanh nghiệp Việt Nam Vũ Quang Trạch tặng hoa và chụp hình lưu niệm cùng các doanh nhân tại “Ngày hội Doanh nhân, Doanh nghiệp toàn quốc năm 2015”- 

Các doanh nghiệp trong nước phải chủ động tìm ra giải pháp chiến lược, đặc biệt là các doanh nghiệp may mặc, bởi may mặc là sở trường là thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam.

Việc chủ động đầu tư, mở rộng để giữ được thị phần và phát triển các dòng sản phẩm may, xây dựng chuỗi liên kết trong khối các doanh nghiệp trong nước để có được hệ thống sản xuất sợi, dệt, nhuộm hoàn tất để lấy được vải trực tiếp của nhau, tận dụng triệt để lợi ích của Hiệp định thương mại TPP mang đến. Ông Thân nhấn mạnh.

Cùng với đó, Hiệp định TPP sẽ tạo thuận lợi cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp lớn của các nước trong TPP, nhất là những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn.  Nếu doanh nghiệp trong nước không tìm đối sách đầu tư thì lợi ích các Hiệp định thương mại tự do sẽ chủ yếu mang lại cho doanh nghiệp FDI. Ông Thân phân tích.

Thực tế, rào cản lớn nhất hiện nay là sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn yếu. Để nâng lên ngang tầm với những yêu cầu kinh tế quốc tế, Việt Nam cần có thời gian để hoàn thiện, cải cách, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm bớt chi phí không chính thức….

Doanh nghiệp cần chủ động đầu tư và đổi mới trang thiết bị theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, bởi nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế thì sản phẩm của doanh nghiệp không thể cạnh tranh với các nước khác.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc lựa chọn nguyên phụ liệu, đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ; đồng thời phải thực hiện tốt các yêu cầu vệ sinh sản phẩm, kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật… để đảm bảo mức độ cạnh tranh của hàng hóa. 

 

Các doanh nhân đại diện các doanh nghiệp tham dự chương trình “Ngày hội Doanh nhân, Doanh nghiệp toàn quốc năm 2015” đã chia sẻ những cơ hội, thách thức, khó khăn, vướng mắc trong quá trình đổi mới sản xuất, kinh doanh, cũng như hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trước nghưỡng cửa TPP

Qua đó, các doanh nhân, doanh nghiệp cũng đề đạt, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTƯMTTQVN) có những quốc sách kịp thời giải quyết và tháo gỡ cho doanh nghiệp trong thời gian tới, nhằm đón nhận và tận dụng triệt để cơ hội khi tham gia TPP.                                                                                                 

Anh Đức
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo