Cái chết đến từ xe máy
Vào một buổi chiều ẩm thấp đặc trưng ở Phnom Penh, Chhay Hour, một kỹ sư 26 tuổi đang làm việc cho Cambrew, nhà máy bia lớn nhất của Campuchia. Anh ta đang thương lượng mua bán một chiếc Honda đã qua sử dụng ở quận Prampir Makara, được biết đến với hàng trăm cửa hàng buôn bán xe máy đã qua sử dụng.
Đây sẽ là chiếc xe đầu tiên của anh ấy. Chhay Hour thường đi bộ đi làm từ công ty về nhà gần Sihanoukville. Tuy nhiên, Chhay Hour đã chuyển sang một công việc mới ở thủ đô và phải đi làm cách nhà khoảng bốn dặm. Do đó cần phải có một chiếc xe.
Ở các nước giàu có như Mỹ, xe máy thường đại diện cho 3-5 phần trăm các phương tiện trên đường, nhưng một tỷ lệ không cân xứng với nó là số người chết lên đến 12-20 phần trăm. Trên khắp châu Á, trung tâm của sự bùng nổ phương tiện xe máy, xe hai và ba bánh là nguyên nhân của một phần ba các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, đây là những con số cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Chẳng hạn như ở Campuchia, tai nạn xe máy chiếm 67 phần trăm của tất cả các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông; ở Thái Lan và Lào đạt đến mức đáng kinh ngạc chiếm 74 phần trăm. Với số lượng xe trong khu vực tăng gấp đôi trong vòng năm năm, số người chết cũng tăng tương xứng.
Các nước chỉ nói về việc làm đường giao thông an toàn hơn và sự cần thiết để phù hợp với số lượng ngày càng tăng của xe máy, những điều đó để nhìn nhận các con số thương vong là một cái giá không thể tránh khỏi của quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đó là một tính toán sai lầm nghiêm trọng.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, tai nạn giao thông gây hại từ 2 – 3,5% GDP hàng năm của khu vực Đông Nam Á do tử vong và thương tật lâu dài (đại đa số các trường hợp tử vong xe máy là người lao động chính trong gia đình), do các trường hợp tử vong, thương tật lâu dài, tốn kém cho hệ thống y tế và đền bù vật chất.
Ratnak Sao, một chuyên gia của WHO về an toàn giao thông tại Phnom Penh cho biết, năm ngoái tai nạn giao thông đã tiêu tốn 337 triệu đô la. "Nó không chỉ khiến ai đó bị chết mà mọi người đều phải trả tiền cho điều đó," Sao nói.
Cơn sóng thần kép
Đến bất kỳ thành phố Đông Nam Á nào cũng bắt gặp những cảnh tượng những chiếc xe máy như đàn ong vo ve lao vào trong và ra ngoài, xung quanh là những chiếc ô tô, xe tải, xe bus bị tắc nghẽn tạo thành một khu vực bán kiên cố. Những chiếc xe nhảy lên vỉa hè và phóng một cách điên cuồng trên đường ngược chiều.
Ở nơi hay gặp phải những cơn mưa bất chợt, mọi thứ trở nên hỗn loạn phía dưới gầm cầu vượt, sự cản trở giao thông trên các đường phố chính này sẽ dừng lại đến khi nào tạnh mưa. Biển báo dừng và đèn đỏ trở nên vô nghĩa. Trong khi người đi bộ chẳng nhận được sự tôn trọng nào.
Nhỏ gọn, những chiếc xe máy rẻ tiền, xe ga, xe đạp điện; mọi người đi chuyển bằng các loại phương tiện với nhiều tên gọi khác nhau trên những con đường ở các nước Đông Nam Á và nhiều nước đang phát triển trên thế giới. Những người đi bộ hoặc đi xe đạp chạy vụt qua, lắt léo và len lỏi trên đường.
Chiếc xe máy là cơ may để tìm được một việc làm tốt hơn dù xa hơn và sống ở khu phố khá hơn. Mặc dù được thiết kế để có thể trở không quá một người, xe gắn máy đã nhanh chóng biến thành phương tiện vận chuyển của gia đình.
Bất kì khách phương Tây phương nào đi du lịch trong khu vực Đông Nam Á có thể cười khúc khích (hoặc tái mặt) khi nhìn thấy một gia đình năm người chen chúc trên một chiếc xe máy nhỏ, cha lái xe và con gái út ngồi trên tay lái.
Có khoảng 95 triệu xe máy sẽ được sản xuất trong năm nay, so với mức 80 triệu xe ô tô. Tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng ở Trung Quốc chiếm gần một phần tư thị trường xe hơi toàn cầu - một số ngoạn mục - nhưng xe máy và xe tay ga được tung ra khỏi dây chuyền lắp ráp và ra khỏi phòng trưng bày ở một tốc độ nhanh hơn.
Một số nhà phân tích ngành công nghiệp dự đoán doanh số bán hàng lên đến 135 triệu chiếc trong năm 2016. Hầu hết những chiếc ô tô mới sẽ được bán tại các nước giàu có để thay thế những chiếc xe cũ. Còn đại đa số các xe máy sẽ được bán tại các nước đang phát triển, và một tỷ lệ lớn trong số chúng sẽ được mua bởi những người chủ đầu tiên.
Honda, nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới, đã sản xuất khoảng 17 triệu chiếc trong năm 2014, tăng từ 6 triệu chiếc so với một thập kỷ trước. Nhưng gã khổng lồ Nhật Bản phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Trung Quốc, được dự kiến sẽ sản xuất hơn 20 triệu chiếc trong năm nay.
Bên cạnh việc tắc nghẽn giao thông đến phát điên là một phần của cuộc sống hàng ngày ở nhiều thành phố châu Á, việc cơ giới hóa hàng loạt này nhìn chung là tin tốt cho các nước đang phát triển.
"Chúng rẻ để có thể mua và đi được. Chúng thải ra lượng carbon thấp so với các phương tiện vận tải khác. Năng lượng tối thiểu trên mỗi người, rất hiệu quả và chúng giúp di chuyển được nhanh chóng, "Chanin Manopiniwes, một nhà kinh tế của Ngân hàng Thế giới tại Bangkok với một sự quan tâm đặc biệt đối với an toàn giao thông nói.
"Trong khu vực nông thôn, các xe gắn máy kết nối các làng với nhau làng, chúng giúp bạn đưa sản phẩm ra thị trường. Đưa con bạn đến trường, bệnh viện, "ông nói. "Chúng trao quyền lực cho bạn."
Chiếc chân chống xe tử thần
Nhưng như Chanin và các chuyên gia khác lưu ý, xe máy có một nhược điểm chính là sự chết chóc. Trong những thập kỷ sau, xe máy là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn cả HIV/AIDS và bệnh lao ở những nước đang phát triển.
Xe máy là một phần của cảnh quan đô thị ở châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, kể từ cuối những năm 1950 khi Honda tung ra mô hình Super Cub đầu tiên, nay mang tính biểu tượng. Với động cơ 4 kỳ 1 xi lanh, Super Cubs được cho là giá rẻ để có thể vừa mua và đi được.
Chúng cuốn thế giới, trong đó có cả Mỹ vào một cơn bão. Hơn 87 triệu chiếc đã được bán cho đến nay, khiến nó trở thành phương tiện phổ biến nhất của mọi thời đại.
Nhưng sự bùng nổ không thực sự thành công ở châu Á cho đến những năm 1990 và những năm đầu của thế kỷ này khi bùng nổ tăng trưởng kinh tế và sự đón nhận sôi nổi của các tư tưởng thị trường tự nhiên. Điều này được đưa ra bởi các chế độ khác nhau về khả năng vận chuyển cơ giới giá rẻ trong tầm tay của phần lớn mọi người.
Tại Indonesia, sự gia tăng bắt đầu một thập kỷ trước, khi lần đầu tiên kinh tế được mở cửa và tín dụng dễ dàng trở thành thứ có sẵn cho bất cứ ai có việc làm. Xe máy được dán nhãn với giá 1.000 đô là hoặc có thể hạ giá một chút và thanh toán hàng tháng số tiền phải chăng.
Hiện nay có hơn 60 triệu xe máy trên các tuyến đường của Indonesia, so với 8 triệu chiếc xe hơi, tương ứng với cứ năm người thì có một người có xe (bao gồm cả trẻ em).
Campuchia đã trải qua sự tăng trưởng bứt phá tương tự, có tổng cộng 43.000 chiếc xe máy trên đường vào năm 1990. Đến nay đã có hơn 2 triệu chiếc.
Sự bùng nổ bắt đầu vào năm 1993 mở ra một thời đại mở cửa thị trường và chi tiêu của người tiêu dùng. Trong thập kỷ qua, số lượng xe máy đã tăng khoảng 20 phần trăm mỗi năm, tử vong do tại nạn giao thông tăng gấp đôi trong suốt giai đoạn đó.
Tại Thái Lan, cứ 2 xe máy có 1 xe ôtô, tại Myanmar và Indonesia, có khoảng 7 hoặc 8, còn tại Việt Nam tỉ lệ này là 57 xe máy cho 1 ôtô. Ở Bangkok, người dân coi xe máy là phương tiện để tránh tắc đường. Trong khi đó, ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đây lại là phương tiện đi lại chính
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Lễ hội Áo dài Đà Lạt 2024 với nhiều điểm nhấn độc đáo
Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
8 chương trình đào tạo của trường Đại học Đông Á được cấp chứng nhận kiểm định chất lượng
Dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé
Bước tiến mới trong điều trị bệnh thận mạn tại Việt Nam