Cân nhắc việc cho phép doanh nghiệp khai thác vàng tại Khe Đương
Bởi vì, khu vực Công ty Trường Sơn khai thác trước đây tài nguyên khoáng sản đã bị cạn kiệt. Hàng chục hầm đào vàng xuyên sâu vào lòng núi, nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào, không thể vào hầm tiếp tục khai thác. Vì vậy, Công ty Bông Sen Vàng sẽ mở các hầm vàng mới tại khu vực khác. Việc sử dụng cơ giới mở đường đến các hầm vàng mới, sử dụng thuốc nổ phá đá lấy quặng, làm cho tài nguyên lâm sản tiếp tục bị tàn phá.
Trong khi đó, chính quyền cùng cơ quan chức năng TP Đà Nẵng rồi cũng sẽ “mù tịt” về lượng vàng mà Công ty Bông Sen Vàng khai thác, giống như trường hợp Công ty Trường Sơn đã làm và đã “cao chạy xa bay” với lý do thua lỗ, không triển khai phục hồi môi trường và trồng cây thay thế theo quy định. Bên cạnh đó, khi được cấp giấy phép khai thác khoáng sản, Công ty Bông Sen Vàng tiếp tục chặt phá gỗ xây dựng nhà cửa, kho tàng như Công ty Trường Sơn, dẫn đến hậu quả rất nhiều gỗ quý sẽ bị đốn hạ. Tiếp theo là rừng nguyên sinh bị tàn sát do bởi việc mở đường ôtô đến nơi khai thác khoáng sản…
Ông Đinh Văn Như, Bí thư Chi bộ thôn Giàn Bí, cũng có cái nhìn tương tự. Theo ông Như, cho phép Công ty Bông Sen Vàng tiếp tục khai thác vàng giữa rừng nguyên sinh sẽ là mối họa tiềm tàng không chỉ đối với tài nguyên khoáng sản mà còn là tài nguyên lâm sản. Hậu quả sẽ lặp lại như Công ty Trường Sơn đã gây ra cho khu vực này. Nguy hại nhất là đường ôtô mở vào giữa rừng nguyên sinh, chắc chắn hàng trăm ha rừng nguyên sinh, khu vực giàu gỗ quý sẽ cạn kiệt. Người dân phía hạ du sẽ phải sử dụng nguồn nước có chất độc cyanua do doanh nghiệp đãi vàng thải ra.
Hơn 6 năm, từ năm 2008 đến năm 2014, Công ty Trường Sơn được phép khai thác vàng tại Khe Đương, cái lợi duy nhất TP Đà Nẵng thu được là hơn nửa tỷ đồng đơn vị khai thác vàng nộp các loại thuế vào ngân sách. Trong khi đó, cái hại thì vô cùng lớn. Không chỉ tài nguyên lâm sản bị tàn phá hết sức nghiêm trọng mà việc khai thác quặng bằng thuốc nổ, nhiều tuyến đường mở bằng cơ giới đến hầm vàng đã làm môi trường sinh thái rừng trên khu vực rộng lớn bị biến đổi; sông, suối bị đầu độc. Do đó, đề xuất giải pháp quản lý khu vực mỏ vàng Khe Đương, nhiều cán bộ TP Đà Nẵng cho rằng, nên giao cho lực lượng liên ngành, gồm: Quân đội, Công an, dân quân địa phương và Kiểm lâm.
Trao đổi về vấn đề này, ông Đặng Phú Hành, Phó chủ tịch UBND huyện Hòa Vang xác nhận, huyện Hòa Vang đang bị đặt ngoài cuộc trong việc cho phép doanh nghiệp khai thác vàng tại khe Đương. Trước đây, khi cho phép Công ty Trường Sơn khai thác vàng, huyện Hòa Vang cũng không hay biết. Và nay cũng vậy, việc một số người của Công ty Bông Sen Vàng có mặt tại mỏ vàng này là do các đội tuần tra truy quét về báo cáo lại, chứ huyện chưa nhận được thông báo nào về tiếp tục cho phép doanh nghiệp này khai thác vàng tại Khe Đương.
Trong khi đó, khu vực khai thác vàng Khe Đương, UBND TP Đà Nẵng đã có quyết định giao cho xã Hòa Bắc quản lý. Việc cho phép ai khai thác vàng tại khu vực này trước hết phải được sự đồng ý của xã Hòa Bắc và huyện Hòa Vang. Quan điểm của huyện Hòa Vang là không cho doanh nghiệp khai thác vàng tại khu vực Khe Đương, tàn phá rừng nguyên sinh, gây ô nhiễm môi trường và mất ổn định về ANTT. Đề nghị chính quyền và cơ quan chức năng của TP Đà Nẵng cần có sự đánh giá nghiêm túc về cái được, cái mất trong việc cho phép Công ty Bông Sen Vàng tiếp tục khai thác vàng tại Khe Đương
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thách thức bủa vây thị trường chứng khoán: Xuống tiền mã ngành nào?
Giá ngoại tệ ngày 7/11/2024: USD tăng mạnh sau khi Donald Trump giành chiến thắng
Giá vàng ngày 7/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC trong nước giảm mạnh sau bầu cử Tổng thống Mỹ
Giải pháp quản lý năng lượng thông minh cho doanh nghiệp
Sau khi ông Trump thắng cử, giá vàng thế giới rơi xuống mức thấp nhất trong 3 tuần
Vi phạm quy định hạn chế giao dịch ký quỹ, Chứng khoán DNSE bị xử phạt