Cảnh giác nạn “chặt chém” tại các khu du lịch dịp 30.4 - 1.5
Năm nào cũng vậy, cứ bước vào kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 là lượng khách đổ về các khu du lịch rất đông. Do đông khách, thậm chí nhiều khi còn rơi vào tình trạng quá tải dẫn tới tình trạng nhiều du khách bị người dân bản địa “chặt chém” khi sử dụng các dịch vụ tại đây.
“9 tháng mài dao, 3 tháng chém”
Đây là câu “châm ngôn” truyền miệng của các du khách khi nói về dịch vụ du lịch của nhiều khu du lịch tại miền Bắc như Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Đồ Sơn (Hải Phòng)... Vào thời gian cao điểm, như trong khoảng thời gian từ 30.4, 1.5 cho đến hết tháng 7, giá cả dịch vụ tại các khu vực này tăng một cách rõ rệt, nhất là khi vào những đợt cao điểm nắng nóng, ngày lễ thì giá phòng, tiền ăn được đẩy lên một cách vô tội vạ.
Chị Nguyễn Thu Trang (phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bức xúc: Năm ngoái, nhân dịp nghỉ lễ 30.4, tôi và gia đình quyết định làm một chuyến du lịch ở Sầm Sơn để tận hưởng cảm giác thoải mái sau một thời gian dài vùi đầu vào công việc. Tưởng đi du lịch sẽ có được những phút giây thoải mái, giảm được áp lực của cuộc sống thì ai ngờ lại rước sự bực mình, khó chịu bởi nạn "chặt chém" của hàng quán tại đây.
“Ăn một bát miến gà được “hét” giá 50.000đ/bát, thuê một cái ghế nằm ở bãi biển giá tận 50.000đ/giờ, đặc biệt tiền phòng được các khách sạn (mà thực chất chỉ là nhà nghỉ) đẩy lên với giá 500.000đ/đêm... Điều đáng nói là điều hòa chạy cả đêm mà chẳng mát, phòng ốc thì ẩm mốc, nước nóng thì lúc có lúc không... đúng là đi hành xác chứ không phải là đi hưởng thụ” - chị Trang chia sẻ.
Giống gia đình chị Trang, gia đình anh Hoàng Khánh Nam (phố Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên) cho cả nhà đi nghỉ dưỡng trong Cửa Lò . Tuy nhiên, chi phí cho chuyến đi này gần bằng một chuyến đi du lịch nước ngoài khi chi phí sinh hoạt trong những ngày ở đây quá đắt đỏ. Phòng khách sạn đặt chỗ trước nửa tháng nhưng đến nơi họ bảo hết phòng. Muốn có phòng thì phải trả thêm mỗi người 200.000đ vì tất cả khách sạn đều “cháy phòng dịp 30.4.
Tiền phòng thì đắt, giá ăn uống cũng trên trời khi mỗi bữa cơm bình thường như ở nhà với tôm nướng, thịt gà rang, rau muống luộc, một đĩa ngao có giá gần 1 triệu đồng. “Mang tiếng ở sát biển mà cái gì cũng đắt hơn ở đất liền” - anh Nam ngao ngán.
Cần lên kế hoạch trước khi đi du lịch
Theo bà Dương Mai Lan - Giám đốc Cty lữ hành Thuận An - Ascend: Nếu khách đi lẻ thì nên liện hệ đặt phòng trước, thỏa thuận giá cả với khách sạn, nếu được thì có thể chuyển khoản trước cho họ ít tiền để giữ chỗ bởi đa số khách đi du lịch hiện nay chủ yếu là tự phát, ít khi có lên trước kế hoạch.
Ngay cả đối với bưa ăn, khách hàng nên hỏi kỹ về thực đơn, giá cả để có sự so sánh, chuẩn bị, tránh những trường hợp ăn xong mới ngớ người ra vì cách tính tiền kiểu bắt chẹt khách của nhiều hàng quán.
Ngoài ra, nếu như muốn chuyến đi của mình thực sự vui vẻ, thoải mái thì khách hàng có thể liên hệ với các Cty du lịch để họ đặt phòng trước, liên hệ cho chỗ ăn và phương tiện đi lại, tuy giá có cao hơn tự đặt một chút nhưng độ "an toàn" cao hơn rất nhiều.
Qua tìm hiểu, đa số những trường hợp khách du lịch bị "chặt chém" chủ yếu là khách hàng đi lẻ, không thông qua các Cty du lịch, chính vì vậy, nhiều khi đến nơi mới đi liên hệ đặt phòng, tìm chỗ ăn uống hay phương tiện đi lại, chính vì vậy, các hàng quán mới năm lấy cơ hội này để "chặt chém", "làm giá" du khách.
Báo Lao Động
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Cột tin quảng cáo