Cao tốc dài nhất Việt Nam thu được 1,5 tỷ đồng lệ phí một ngày
Theo các hãng vận tải tự hạch toán kinh doanh, sau khi đã trừ tiền mua vé, nếu chở đúng tải khi lưu thông trên tuyến đường này thì giảm được chi phí 30%. Nếu đặt bài tính so sánh, với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, chi phí vận tải cũng giảm được 30% sau khi trừ tiền mua vé.
Đến nay, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam được Bộ Giao thông Vận tải giao làm chủ đầu tư 5 dự án đường cao tốc có tổng chiều dài 540km, tổng mức đầu tư 125.572 tỷ đồng.
Tại 5 dự án nói trên, vốn ngân sách Nhà nước tham gia đầu tư trực tiếp vào dự án 71.555 tỷ đồng (chiếm 57%); VEC tự huy động 54.000 tỷ đồng (chiếm 43%) từ nguồn vốn phát hành trái phiếu công trình, vốn vay vay thương mại (OCR) của ADB và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển (IBRD) thuộc Ngân hàng Thế giới.Tính đến cuối tháng 10/2014, VEC đã đưa vào khai thác, thu phí các tuyến cao tốc như: Cầu Giẽ-Ninh Bình; Nội Bài-Lào Cai và một phần tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây với tổng chiều dài 320km.Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2018, VEC sẽ lần lượt đưa vào khai thác phần còn lại của tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây (năm 2015); Đà Nẵng-Quảng Ngãi (năm 2017) và Bến Lức-Long Thành (năm 2018).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất