Cây sưa 100 tỷ đồng: Dân nóng ruột chờ bán chia nhau
Cây mục rỗng có nguy cơ thành củi đun
Bên trong lớp áo giáp sắt bảo vệ, cây sưa quý hiếm được ví là khối vàng mười của cả làng đang mục dần, nhiều phần trên thân cây và cả gốc cây đã chết khô.
>> Xem thêm: Chiếc phản gỗ cẩm lai nghìn năm tuổi đẹp cỡ nào mà có giá 3,7 tỷ đồng?
Phần vỏ phía bên ngoài cây khô và bong gần hết, có nhiều đoạn gần gốc cây cho thấy bộ rễ đã chết đi phần nhiều.
>> Xem thêm: Hai "cụ" sanh cổ có gì đặc biệt mà được "ngã giá" bằng cả con đường?
Người dân nơi đây đã tiến hành chọc que vào đo độ rỗng bên trong thân cây, cho thấy phần cây bị rỗng đã lên đến 1,5m. Vào mùa mưa bão ẩm ướt, nhiều phần cây đã chết sẽ bị ngấm nước và lên nấm mốc, có nguy cơ hỏng toàn bộ cây.
>> Xem thêm: Vẻ "độc lạ" của bộ bàn ghế gỗ nu đinh được trả 1 tỷ đồng, đại gia Thái Bình vẫn không bán
Trước đây, thời điểm gỗ sưa đắt giá, cây gỗ quý của thôn được nhiều người trả giá cả 100 tỉ đồng. Đến năm 2010, người dân nơi đây mới quyết định cắt bán một nhánh cây.
Tuy nhiên, năm 2012, do lơ là trong công tác bảo vệ, một nhánh còn lại của cây đã bị kẻ gian cắt trộm trong đêm.
Đến nay, cây chỉ còn phần thân cao khoảng hơn 3m, ước lượng có giá trị khoảng 50 - 60 tỉ đồng và được người dân dựng hàng rào sắt xung quanh để bảo vệ trước những kẻ có ý đồ trộm gỗ quý.
Dân muốn bán nhưng chính quyền chưa đồng ý.
Đứng trước nguy cơ cây gỗ quý chết dần, người dân nơi đây đã làm đơn xin chính quyền cấp phép bán cây từ giữa năm 2016, tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được sự đồng ý.
“Cây đã chết đi nhiều rồi, nếu thêm vài năm nữa vẫn không xin được giấy phép bán thì rất có thể mục toàn bộ cây.
Dân chúng tôi xót của muốn bán nhưng cấp trên không cho, chỉ biết đứng nhìn tiền mất đi mà không làm được gì”, ông Nhạn - một người cao tuổi trong thôn - chia sẻ.
Ông Vũ Văn Tuyến, trưởng thôn xã Phụ Chính, cho biết: “Chúng tôi đã nhiều lần làm đơn lên cấp trên, nhưng trên chỉ trả lời công văn là cây này có thể bán, mà không có hướng dẫn cụ thể là chúng tôi cần làm những thủ tục gì để có quyết định bán cây”.
Thêm vào đó, ông Tuyến cho biết: Năm 2010, số gỗ cắt xuống được thương lái thu mua với giá 20,5 tỉ đồng. Sau khi thuận mua vừa bán, thương lái đã trả đủ số tiền cho người dân và chở gỗ đi.
Trên đường di chuyển, số gỗ đó bị Công an huyện Chương Mỹ bắt giữ do thiếu thủ tục bán, cuộc mua bán xem như không thành công.
Năm 2015, huyện Chương Mỹ đã yêu cầu dân Phụ Chính trả lại số tiền 20,5 tỉ đồng cho người mua năm 2010 và cho đấu giá lại số gỗ năm đó, cuối cùng được hơn 31 tỉ đồng.
Hiện số tiền đấu giá năm 2015 đã được rót về thôn Phụ Chính để xây dựng chùa.
Tuy nhiên số tiền 20,5 tỉ đồng của người mua gỗ năm 2010, được chia thành 11 sổ tiết kiệm gửi ngân hàng, vẫn do các cụ trong làng giữ. Đến nay, số tiền cả gốc lẫn và lãi là hơn 30 tỉ đồng.
Thương lái muốn nhận về cả gốc lẫn lãi nhưng các cụ trong thôn chỉ đồng ý trả lại số tiền gốc là 20,5 tỉ đồng. Do đó xảy ra kiện cáo, tới nay vẫn chưa giải quyết được, nên chính quyền cấp trên chưa giải quyết cho bán.
Sau nhiều lần xin bán không thành công, người dân Phụ Chính xót xa nhìn cây xưa bạc tỉ của làng chết đi, chỉ mong sớm nhận được giấy phép và hướng dẫn làm thủ tục bán cây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối