Chân dung

Chân dung những tỷ phú tay trắng lập nghiệp

Theo báo cáo của Wealth-X và ngân hàng Thụy Sỹ UBS, khoảng 60% tỷ phú hiện nay tự lập nghiệp, số còn lại là nhờ thừa kế tài sản hoặc phát triển sự nghiệp nhờ thừa kế tài sản. Những tỷ phú tự lập nghiệp là minh chứng cho sự quyết tâm, kiên định, tài ba và xen lẫn cả may mắn. Tạp chí Business Insider giới thiệu 11 tỷ phú thành công từ hai bàn tay trắng.
  • <p style="text-align: justify;"><strong>11. Kenny Troutt</strong></p>  <p style="text-align: justify;"><em>Tài sản ròng (tính tới cuối tháng 9/2013): 1,7 tỷ USD </em></p>  <p style="text-align: justify;">Troutt lớn lên trong một gia đình nghèo và phải tự trả học phí khi học tại trường ĐH Southern Illinois bằng việc bán bảo hiểm cá nhân.</p>  <p style="text-align: justify;">Năm 1988, Troutt thành lập công ty điện thoại Excel Communications. Bằng việc áp dụng thành công hình thức kinh doanh đa cấp, Excel phát triển nhanh chóng và phát hành cổ phiếu lần đầu năm 1996. Sau đó, Excel sáp nhập với tập đoàn viễn thông Teleglobe của Canada trong một thương vụ trị giá 3,5 tỷ USD.</p>  <p style="text-align: justify;">Nhờ thương vụ này, Troutt trở thành một tỷ phú. Mặc dù đã nghỉ hưu, nhưng phần lớn tài sản hiện nay của ông là nhờ vào hoạt động kinh doanh của Excel.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>10. Howard Schultz</strong></p>  <p style="text-align: justify;"><em>Tài sản ròng (tính tới cuối tháng 9/2013): 2 tỷ USD  </em></p>  <p style="text-align: justify;">Schultz xuất thân trong một gia đình Do Thái nghèo khó trong một khu nhà dành cho người nghèo tại New York. Nhờ tài năng chơi các môn thể thao, Scholtz đã nhận được học bổng của trường ĐH Northern Michigan.</p>  <p style="text-align: justify;">Năm 1982, ông làm việc cho Starbucks và trở thành giám đốc điều hành chuỗi cửa hàng cà phê vào năm 1987.</p>  <p style="text-align: justify;">Hoạt động kinh doanh của Starbucks ngày càng phát triển và bắt đầu vươn xa ra khỏi Mỹ, Canada, và ra toàn cầu vào giữa những năm 1990.</p>  <p style="text-align: justify;">Starbucks hiện là thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới với hơn 19.800 cửa hàng tại 55 quốc gia và doanh thu đạt 14,9 tỷ USD tính tới cuối tháng 9/2013.</p>
  • <p><strong>9. Shahid Khan</strong></p>  <p><em>Tài sản ròng (tính tới cuối tháng 9/2013): 3,8 tỷ USD</em></p>  <p>Khi mới di cư tới Mỹ năm 1968, chàng thanh niên 16 tuổi người Pakistan đã phải làm thêm bằng việc rửa bát đĩa tại một nhà hàng với mức lương 1,2 USD/giờ để có thể theo học tại trường ĐH Illinois.</p>  <p>Năm 1980, ông mua lại công ty công ty sản xuất ô tô Flex-N-Gate sau một thời gian làm việc tại đây. Tính tới năm 2012, Flex-N-Gate có doanh số bán hàng đạt 3,9 tỷ USD và là một trong số những công ty tư nhân hoạt động tốt nhất tại Mỹ.</p>  <p>Ngoài ra, Khan cũng sở hữu đội bóng bầu dục Jacksonville Jaguars và câu lạc bộ Fulham.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>8. Kirk Kerkorian </strong></p>  <p style="text-align: justify;"><em>Tài sản ròng (tính tới cuối tháng 9/2013): 3,9 tỷ USD  </em></p>  <p style="text-align: justify;">Vì gia đình quá khó khăn, Kerkorian buộc phải nghỉ học từ năm lớp 8 để phụ giúp gia đình, sau đó trở thành một võ sĩ quyền Anh nghiệp dư.</p>  <p style="text-align: justify;">Khi hỏi về bí quyết làm giàu, Kirk Kerkorian đã thừa nhận rằng mình chỉ chuyên mua đi bán lại. Rất nhiều tài sản đã được Kirk Kerkorian bán đi mua lại lòng vòng nhiều lần.</p>  <p style="text-align: justify;">Năm 1969, ông mua xưởng phim MGM và làm giới đầu tư ngạc nhiên khi mua đi bán lại xưởng phim nổi tiếng nhất Hollywood này 4 lần và thu về những món lời khổng lồ.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>7. John Paul DeJoria </strong></p>  <p style="text-align: justify;"><em>Tài sản ròng (tính tới cuối tháng 9/2013): 4 tỷ USD  </em></p>  <p style="text-align: justify;">Sinh ra trong một gia đình gốc Âu, nhập cư vào Mỹ, tuổi thơ của DeJoria gắn liền với sự khốn khó tột cùng. Lên 9 tuổi, DeJoria bắt đầu ra ngoài kiếm sống bằng việc chuyển thiệp Giáng sinh. Lên 10 tuổi, ông cùng anh trai đưa báo và sau đó buộc phải sống trong một trung tâm bảo trợ trẻ em.</p>  <p style="text-align: justify;">Với 700 USD tiền vốn vay, DeJoria đã thành lập công ty chăm sóc tóc John Paul Mitchell Systems năm 1980. Ông đã phải đi gõ cửa từng nhà, từng salon làm đẹp để bán sản phẩm của mình để thanh toán các hóa đơn chi phí, thậm chí DeJoria phải sống trong chiếc ô tô của mình. DeJoria cũng xây dựng thương hiệu rượu Patron Tequila được ưa chuộng trên khắp thế giới.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>6. Do Won Chang </strong></p>  <p style="text-align: justify;"><em>Tài sản ròng (tính tới cuối tháng 9/2013): 5 tỷ USD  </em></p>  <p style="text-align: justify;">Khi mới nhập cư vào Mỹ năm 1981, Do Won vừa làm gác cổng, vừa làm nhân viên ở trạm xăng, và phục vụ cho một quán cà phê để kiếm sống. Năm 1984, Do Won cùng vợ là Jin Sool mở cửa hàng quần áo đầu tiên của mình tại Los Angeles. Việc kinh doanh phát triển, Do Won đã mở thêm nhiều cửa hàng mới và lấy tên Forever 21.</p>  <p style="text-align: justify;">Forever 21 hiện là chuỗi 480 cửa hàng quần áo trên toàn thế giới với doanh số bán hàng đạt 3 tỷ USD/năm.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>5. Francois Pinault</strong></p>  <p style="text-align: justify;"><em>Tài sản ròng (tính tới cuối tháng 9/2013): 15 tỷ USD <br type="_moz" />  </em></p>  <p style="text-align: justify;">Năm 1974, Pinault đã phải bỏ học vì bị phân biệt đối xử do quá nghèo. </p>  <p style="text-align: justify;">Ông chính là người sáng lập tập đoàn thời trang Kering nổi tiếng (trước đây là PPR) với các thương hiệu cao cấp như Gucci, Stella McCartney, Alexander McQueen, và Yves Saint Laurent.</p>  <p style="text-align: justify;">Pinault còn được biết đến là một doanh nhân thành đạt với chiến thuật “lợi dụng” của mình, bao gồm cả việc thâu tóm những công ty nhỏ hơn để lấy một phần chi phí khi thị trường sụp đổ. </p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>4. Leonardo Del Vecchio</strong></p>  <p style="text-align: justify;"><em>Tài sản ròng (tính tới cuối tháng 9/2013): 15,3 tỷ USD </em></p>  <p style="text-align: justify;">Del Vecchio là một trong năm đứa trẻ mất cha được mẹ gửi tới trại trẻ mồ côi vì không thể nuôi các con. Sau đó, ông tới làm việc cho một nhà máy sản xuất khuôn phụ tùng ô tô và gọng kính.</p>  <p style="text-align: justify;">Lúc tuổi 23, Vecchio đã mở cửa hàng sản xuất khuôn đúc riêng, sau đó trở thành nhà sản xuất kính chống nắng lớn nhất thế giới với các thương hiệu như Ray-Ban hay Oakley.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>3. George Soros</strong></p>  <p style="text-align: justify;"><em>Tài sản ròng (tính tới cuối tháng 9/2013): 20 tỷ USD </em></p>  <p style="text-align: justify;">Năm 1947, Soros một mình rời Hungary sang London sinh sống sau khi quê hương ông bị Phát xít Đức chiếm đóng. Ông đã thi đỗ trường ĐH Kinh tế London và làm bồi bàn cho một quán ăn, và sau đó là người gác đêm cho một nhà ga.</p>  <p style="text-align: justify;">Năm 1956, Soros di cư đến Mỹ với 5.000 USD và gia tài của ông tăng lên nhanh chóng nhờ những lần đầu cơ tiền tệ đầy khôn ngoan. Năm 1992, Soros đã dẫn đầu các cuộc tấn công khiến đồng bảng Anh mất giá mạnh, và đã thu về món hời hơn 1 tỷ USD chỉ trong vòng một tuần.<br />  Soros được coi là một trong những nhà đầu cơ khôn ngoan nhất lịch sử.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>2. Lý Gia Thành<br type="_moz" />  </strong></p>  <p style="text-align: justify;"><em>Tài sản ròng (tính tới cuối tháng 9/2013): 31 tỷ USD <br type="_moz" />  </em></p>  <p style="text-align: justify;">Lúc 15 tuổi, cha của Lý Gia Thành qua đời và để lại gánh nặng cơm áo gạo tiền cho ông. Năm 1950, ông thành lập công ty sản xuất nhựa, Cheung Kong Industries. Hiện nay, Cheung Kong là một trong 10 tập đoàn lớn nhất Hồng Kông.</p>  <p style="text-align: justify;">Sau đó, ông cũng phát triển lĩnh vực kinh doanh sang tàu biển, bất động sản, năng lượng, công nghệ thông tin bằng việc thành lập hàng loạt công ty như Hutchison Whampoa Limited và Cheung Kong Holdings Limited. </p>
  • <p><strong>1. Larry Ellison</strong></p>  <p><em>Tài sản ròng (tính tới cuối tháng 9/2013): 41 tỷ USD </em></p>  <p>Ellison đã được cô chú ruột nuôi dưỡng tại Chicago ngay khi ông mới 9 tháng tuổi. Sau khi người cô qua đời, Ellison bỏ học và chuyển đến California để các làm việc công việc chân tay trong tám năm sau đó.</p>  <p>Năm 1977, ông thành lập Phòng thí nghiệm Software Development Laboratories SDL với nguồn vốn đầu tư khoảng 2.000 USD. Năm 1979, công ty đổi tên thành Relational Software Inc., và cuối cùng được đổi thành Oracle. Oracle hiện là một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới.</p>  <p>Năm 2013, ông được Tạp chí Fobes xếp hạng là người giàu thứ ba tại Mỹ.</p>
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo