Ta vẫn biết con người sinh ra không thoát khỏi “sinh – lão – bệnh – tử”. Ai cũng muốn sống khỏe, sống lâu cùng con cháu. Nhưng không phải ai cũng ý thức chắm sóc sức khỏe hàng ngày trước khi tuổi già ập đến. Tuổi thọ con người ít nhất là 100, tuổi thọ thừa nhận là 120, nên ta phải sống thế nào để 90 tuổi vẫn còn khỏe, đó là quy luật bình thường của con người.
Thân ta khỏe là ta tự làm cho mình vui sướng, gia đình hạnh phúc, xã hội cũng được hãnh diện, đất nước phồn vinh. Cuộc sống ngày càng phát triển, ung thư cũng tăng theo tỉ lệ thuận. Hàng ngày các khí thải, ô nhiễm môi trường, căng thẳng, thói quen ăn uống không tốt … Cho dù cung cấp nhiều chất bổ dưỡng liệu cơ thể có hấp thụ hết.
Con người thải chất độc ra khỏi cơ thể qua: tiểu tiện, trung tiện, đại tiện, mồ hôi, khí thở. Một trong 5 đường này bị ứ đọng lâu ngày sẽ sinh bệnh tật.
Đường ruột của người trưởng thành dài khoảng 9,5 – 10,5m, trong đường ruột chất thải tích tụ từ 2,5 – 4,5 kg, có 400 loại vi khuẩn (có lợi và ko có lợi), gần 100.000 tỷ con cân nặng khoảng 1kg liên tục chiến đấu. Dạ dày và ruột non có nhiệm vụ nghiền nát và tiêu hóa thức ăn. Đại tràng (ruột già) hấp thụ nước và giữ lại các chất không được tiêu hóa gồm: protein, chất béo dư thừa, chất xơ thực phẩm và các vi sinh vật để hình thành chất thải.
Hiệu quả hoạt động của hệ tiêu hóa rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Cuộc sống chúng ta quan tâm đến thức ăn đưa vào cơ thể thì cũng phải quan tâm đến chất thải ra ngoài, điều này không kém phần quan trọng. Ta quan tâm đến thải độc gan, thận mà quên không đẩy độc đường ruột, hệ thống tiêu hóa, đầy chất cặn bã thì độc tố được bài tiết tái tạo lại trong cơ thể. Tạo nên chất tocxin – chất gây ung thư vào máu đi đều khắp cơ thể, các thành mạch. Phân di chuyển trong đại tràng chậm bao nhiêu, chất độc lưu lại trong cơ thể lâu bấy nhiêu. Chất thải hình thành các túi dọc theo thành ruột làm giảm tính đàn hồi, chúng lên men làm cho các tạng phủ bị nhiễm độc, nhất là gan.
Những triệu chứng bệnh: táo bón, hôn mê, quặn bụng, cơ thể bị mùi hôi, trầm cảm, đau lưng, giảm trí nhớ, tăng cân, bụng to, đi lại nặng nề, xơ cứng động mạch, huyết áp, tim, gan, thận, tiểu đường.
Hệ tiêu hóa ngấm quá nhiều chất thải, cơ thể sẽ bị lão hóa sớm, sức khỏe kém, tuổi thọ giảm. Táo bón là tình trạng cơ thể bài xuất chất thải chậm, chúng ta phải dùng sức để đẩy các loại phân cứng ra khỏi cơ thể. Nếu rặn nhiều, cơ tròn mất sự đàn hồi dẫn đến trĩ, giãn tĩnh mạch, sa ruột. Tình trạng đọng phân tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây ung thư sinh sôi, phát triển.
Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới, ung thư đại tràng đứng thứ 3 sau phổi và dạ dày (hầu hết các bệnh nhân bị táo bón). Ung thư ruột già có thể là căn bệnh gây tử vong số 1 mà chúng ta có thể phòng ngừa được. Việc vệ sinh đại tràng rất quan trọng, góp phần tích cực phòng chống bệnh, tăng cường sức khoe. Xin giới thiệu phương pháp vệ sinh đại tràng thụt rửa ruột của lương y Trương Cẩm Tú:
Pha 300ml nước ấm với 2 thìa dấm đã pha muối (pha ½ lít dấm + 100g muối dùng dần). Nhúng đầu thụt vào mật ong hoặc dầu vừng, dầu ô liu rồi đưa đầu thụt vào sâu hậu môn 18cm, xong lấy xilanh bơm nước vào dây dẫn hậu môn. Khi đang bơm nước nếu cảm thấy cần đi đại tiện thì rút ống ra để xả phân. Nếu cần bơm thêm 1 xilanh nữa cho sạch cơ thể. Cố gắng đưa đầu thụt vào 15-18cm, khi bơm hết nước nhớ gập đầu dây ngược lại cho nước không trào ngược ra.
Và bằng chứng là bà Tống Mỹ Linh, đệ nhất phu nhân của Trung Quốc sống thọ 105 tuổi. Tìm hiểu gia phả trong dòng họ Tống không có ai có tuổi thọ cao như bà. Các bà chị như Tống Ái Linh, Tống Khánh Linh, anh trai Tống Tử Văn đều qua đời từ rất sớm. Dù ở tuổi ngoài 70 nhưng da dẻ bà lúc nào cũng mịn, không nhăn mà hồng hào (theo sách báo nước ngoài).
Phương pháp của bà hang ngày đều thụt rửa ruột 1 lần vào thời gian cố định. Cách làm: chứa vào túi cao su (dụng cụ thụt) khoảng 400 – 500cc nước đun sôi để nguội còn ấm, treo cao túi lên, sau đó ngồi vào bệ xí, người phục vụ bóp nhẹ túi cao su để bơm nước qua hậu môn, qua ruột, bơm hết nước thì rút ống ra, sau đó đại tiện. Mỗi lần thụt và đại tiện như vậy chỉ mất khoảng 15 phút là giải quyết xong việc thải hết phân ra ngoài một cách nhẹ nhàng, không tốn sức và không hề có cảm giác khó chịu (đây là cách làm của bà Tống Mỹ Linh).
Cách thực hiện thụt rửa ruột của Tây y:
Nằm nghiêng bên trái, chân trái duỗi thẳng, chân phải co lên gần sát bụng. Treo bình dung dịch lên cao và từ từ đưa ống thụt vào sâu trong hậu môn sau đó vặn van cho nước chảy, khi nước chảy hết vào đại tràng khoảng 2 phút khóa van, rút ống thụt ra, từ từ xoay nghiêng người sang bên phải và co chân trái lên sát bụng, chân phải duỗi thẳng để ép nước sang phía đại tràng ngang và đại tràng xuống. Giữ nguyên tư thế như vậy khoảng 15 phút để cho nước kịp vào tác dụng lên thành ruột già, thời gian thực hiện từ 30 – 40 phút mới xong.
Thụt rửa ruột là một trong các biện pháp làm sạch cơ thể rất đơn giản, không tốn kém, không mất thời gian, ai cũng thực hiện được và tác dụng phòng chữa bệnh có hiệu quả rất lớn. Khi làm sạch đại tràng, các độc tố không bị lưu giữ lại trong cơ thể lâu, bệnh trĩ cũng tiêu tan. Lâu chưa tẩy giun cũng không làm người bệnh phải bận tâm, hạ tiêu hết ấm ách, khó chịu, cơ thể không còn táo bón, mọi bệnh tật được đẩy lùi, làn da của bạn sẽ mịn màng, sáng đẹp tự nhiên, tuổi thọ được kéo dài.
Sau khi làm sạch ruột già nên ăn uống lành mạnh, cân đối chất cacbon hydrates, protein, vitamin, khoáng chất, chất xơ. Hạn chế các thực phẩm qua chế biến chứa chất bảo quản. Ăn lượng thịt, trứng vừa đủ, uống 8-10 cốc nước/ngày. Không ăn nhiều đường, muối, ăn chậm, nhai kỹ giảm gánh nặng cho tiêu hóa.
Trương Cẩm Tú