Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 11,3% trong tháng 7
Trong đó, ngành khai khoáng tăng 13,8%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,5%; sản xuất và phân phối điện tăng 12%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 7,9%.
Tính chung 7 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành ngành khai khoáng tăng 9,2%, đóng góp 2 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành chế biến, chế tạo tăng 10,1%, đóng góp 7 điểm phần trăm; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 11,5%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 7,1%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 7 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất xe có động cơ tăng 29,8%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và quang học tăng 27,7%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 21,8%; dệt tăng 20%.
Một số ngành có mức tăng khá: Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 12,7%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 11,9%; khai khoáng khác tăng 11,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 11,5%; sản xuất kim loại tăng 11%.
Một số ngành có mức tăng thấp: Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 8,1%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 7,8%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 6,3%; khai thác than cứng và than non tăng 6,1%; sản xuất đồ uống tăng 5,4%; sản xuất trang phục tăng 4,2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 3,6%; sản xuất thuốc lá tăng 1%.
Theo Tổng Cục thống kê, trong 7 tháng năm nay, một số sản phẩm có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Ô tô tăng 57,8%; điện thoại di động tăng 56,9%; ti vi các loại tăng 40,4%; giày, dép da và thép cán cùng tăng 19%; thức ăn cho thủy sản tăng 17,2%; sữa tươi tăng 15,7%.
Một số sản phẩm tăng khá: Sơn hóa học các loại tăng 12,8%; điện sản xuất tăng 12%; dầu thô tăng 11,7%. Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm: Xi măng tăng 9,2%; khí hóa lỏng tăng 9%; sữa bột tăng 6,9%; nước máy thương phẩm tăng 6,1%; than đá tăng 6,1%; bia các loại tăng 5,4%; thủy sản chế biến tăng 4,2%; quần áo mặc thường tăng 3,2%; sắt thép thô tăng 2,4%; thuốc lá điếu tăng 1%; xe máy giảm 13,3%.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2015 tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 33,8%; sản xuất xe có động cơ tăng 31,9%; sản xuất kim loại tăng 26,3%; dệt tăng 11,5%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 10,9%; sản xuất thiết bị điện tăng 10,2%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 6,9%; sản xuất đồ uống tăng 5,9%; sản xuất trang phục tăng 5,4%; sản xuất thuốc lá giảm 2,3%.
Theo báo cáo, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/7/2015 tăng 10,3% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung: Sản xuất trang phục tăng 7,3%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 6,6%.
Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm: Thuốc lá giảm 2,8%; sản xuất thiết bị điện giảm 4,2%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 6,4%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất giảm 8,1%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn nhiều so với mức tăng chung: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 70,1%; sản xuất đồ uống tăng 64%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 41,5%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 23,9%.
Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2015 là 75,4%. Trong đó, một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu 149,2%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 118%; sản xuất chế biến thực phẩm 101,1%.
Cũng theo Tổng Cục thống kế, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/7/2015 tăng 6,3% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,4%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 3,4%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 9,9%.
Tại thời điểm trên, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 1,1% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 7,1%; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 2,2%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải có số lao động ổn định so với cùng thời điểm năm 2014.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
22% trái phiếu đáo hạn trong tháng 1/2025 có nguy cơ chậm trả nợ gốc
'Bệ phóng' AI giúp doanh nghiệp tài chính ngân hàng tăng tốc
Ngành công thương Hà Nội duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ
Giá vàng ngày 11/1/2025: SJC chính thức vượt mốc 86 triệu đồng
Chống lãng phí đất đai - Bài 1: Bờ xôi ruộng mật bị bỏ hoang
Giá ngoại tệ ngày 11/1/2025: USD tăng mạnh, Index gần chạm mốc 110