Chín con tàu “ ma” trên vịnh di sản thế giới
Chín con tàu lai dắt và ba sà lan được đóng mới ở các nhà máy của Vinashin với tổng giá trị cả trăm tỉ đồng gần như chưa bao giờ được chủ nhân của nó là công ty TNHH một thành viên Vận tải Viễn Dương Vinashin (sau đây gọi tắt là Viễn Dương vinashinline) đưa vào sử dụng.
Doanh nghiệp này cũng không có khả năng chi trả tiền neo đậu tại bến bãi nên phải đưa những con tàu về neo đậu tại khu vực mũi nhô hòn Cặp Bè. Mặc cho mưa nắng dãi dầu, mặc cho nhân dân phàn nàn, chính quyền nhiều lần kiến nghị, cơ quan chủ quản vẫn làm ngơ để chín con tàu trở thành sắt vụn.
Nằm im và gỉ hoen gây ô nhiễm môi trường nơi nó neo đậu đến mức Ủy ban nhân dân phường Bạch Đằng phải đánh công văn đề Viễn Dương Vinashinline di dời các phương tiện neo đậu trái phép tại khu vực hòn Cặp Bè. Rất nhiều lần văn bản phát đi cho đến 10/2014, những con tàu “bị bỏ quên” vẫn lập lờ trên khu vực mũi nhô hòn Cặp Bè.
Sau rất nhiều lần nhận được công văn của phường Bạch Đằng về việc di dời tàu neo đậu trái phép, mãi đến 9/ 2013, Viễn Dương Vinashinline mới gặp Ủy ban phường Bạch Đằng kể khổ: “ Công ty rất khó khăn về tài chính, đã từ lâu hệ thống tàu Lash dừng hoạt động không có doanh thu, việc tìm vị trí neo đậu hoặc buông phao mới cho những con tàu chưa có nên không thể di dời đi chỗ khác”.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hạ Long “về việc kiểm tra, xử lí và di chuyển các phương tiện neo đậu trái phép tại khu vực mũi nhô Hòn Cặp Bè phường Bạch Đằng thành phố Hạ Long” 9/2013, có 2 con tàu lai dắt và 01 sà lan bị bục khoang và chìm đắm tại chỗ.
Sau một thời dài để Viễn Dương vinashineline chủ động giải quyết nhưng họ vẫn cố tình làm ngơ nên đầu tháng 1/2014, TP.Hạ Long lập biên bản làm việc với Viễn Dương vinashineline về việc di dời các phương tiện đậu trái phép. Biên bản ghi rõ đến giữa tháng 1/2014 vẫn không thực hiện sẽ tiến hành cưỡng chế theo quy định của pháp luật, nhằm khôi phục lại cảnh quan môi trường của Vịnh Hạ Long. Ông Nguyễn Ngọc Đại đại diện bên Viễn Dương vinashineline đồng ý kí.
Sau ba tháng kể từ khi kí quyết định đồng ý di dời nhưng bên Viễn Dương vinashineline vẫn không thực hiện, TP.Hạ Long lại gửi giấy mời trực tiếp đến Vineshineline. Nhưng gần cuối tháng 1/2014, Vineshineline mới trả lời: “Tổng giám đốc đi công tác Trung Quốc không về kịp, nên không tham gia họp theo đúng lịch” .
Ông Phạm Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban thành phố cũng bảo, đã gửi rất nhiều lần công văn đề nghị họ di dời tàu ra khỏi khu vực mũi nhô hòn Cặp Bè. Tuy nhiên, Viễn Dương Vinashinline là công ty 100% vốn Nhà nước và đã nhận được chủ trương bán và thanh lí các phương tiện thủy cho tổ chức tín dụng và tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, nên địa phương không còn đủ thẩm phầm để buộc chủ tàu di dời khỏi hòn Cặp Bè.
“Công ty Viễn Dương vinashineline luôn dựa vào lợi thế họ đã nhận được chủ trương bán thanh lí các phương tiện cho tổ chức tín dụng và Tổng công ty Hàng Hải”, Ông Hà cũng tâm sự thêm, “Chúng tôi cũng rất bức xúc như người dân, cũng muốn bên Viễn Dương nhanh trục vớt những chiếc thuyền kia để trả lại cảnh quan thiên nhiên vốn có cho Vịnh Hạ Long”.
Hiện nay chín con tàu vẫn đang đậu chềnh ềnh trên khu vực mũi nhô hòn Cặp Bè. Những con tàu này bị nước biển ăn mòn, hoen gỉ không thể đưa vào hoạt động được nữa. Nhìn từ xa những chiếc tàu như một u nhọt bám vào mũi nhô hòn Cặp Bè còn khi lại gần những chiếc tàu như một mớ hỗn độn, cái ngã nghiêng siêu vẹo. Chín con tàu chỉ có duy nhất chiếc sà lan còn nổi trọn vẹn trên mặt nước, những chiếc còn lại, cái chìm gần hết, cái chìm chỉ còn mỗi phần boong tàu, cái chìm chỉ còn mũi tàu là nhô lên. Han gỉ đáng sợ, nhìn chắc không ai dám bước lên đó.
Có mặt tại vị trí hòn Cặp Bè nơi những con tàu “bị bỏ quên” vào buổi sáng sớm, gặp các bác, bà, các ông đi tập thể dục. Bác Nguyễn Văn An cho biết, “lúc về đây đậu những con tàu này còn rất tốt, đến bây giờ nó trở thành một đống sắt vụn. Mỗi buổi sáng ra đây tập thể dục nhìn thấy những con tàu kia là tôi lại bức xúc, như một cái gai to ở mắt mà không sao bỏ đi được”.
Một bác gái cũng đang tập thể dục ở đó bức xúc nói: “ Người dân còn rất nghèo, tại sao khối tài sản khổng lồ như vậy lại bỏ mặc cho mưa bão, thời gian làm cho hư hỏng để đến bây giờ chỉ là đống sắt vụn. Kinh phí hàng chục tỉ đồng, tiền do thuế của dân đóng cả đấy”.
Nhìn khung cảnh buổi sáng không khí trong lành mà các bác phải đeo khẩu trang khi đứng tập thể dục ở khu vực tàu “bị bỏ quên” này neo đậu. Không những bốc mùi hôi của gỉ sắt, mà nó còn làm ô nhiễm nước biển. Những mảng dầu loang và gỉ sắt trôi bồng bềnh trên mặt nước vịnh Hạ Long, nơi vừa diễn ra Lễ kỷ niệm 20 năm được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
Dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé
8 chương trình đào tạo của trường Đại học Đông Á được cấp chứng nhận kiểm định chất lượng
Lễ hội Áo dài Đà Lạt 2024 với nhiều điểm nhấn độc đáo