Chính phủ số

Chuyển đổi số là nền tảng giúp doanh nghiệp giải quyết thủ tục nhanh gọn

DNVN - Chuyển đổi số đang là xu hướng diễn ra nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu, không chỉ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà chúng chi phối hầu hết các lĩnh vực, mọi khía cạnh kinh tế - xã hội. Đây là một vấn đề thực tiễn được TP.HCM tổng kết đánh giá, nhằm đề ra chính sách phát triển phù hợp để trở thành đô thị thông minh.

Hơn 100 doanh nghiệp tham gia triển lãm quốc tế đô thị thông minh châu Á SmartCity Asia 2020 / ITU chính thức công nhân 3GPP 5G là tiêu chuẩn ITU 5G IMT-2020

Cùng với việc công bố chương trình chuyển đổi số của thành phố, hôm nay, ngày 22/7/2020, UBND TP.HCM cũng công bố Chương trình chuyển đổi số và hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của thành phố (HCM LGSP).

Chương trình chuyển đổi số và hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của thành phố đã được triển khai và chính thức đưa vào vận hành để kết nối các cơ sở dữ liệu hiện có của thành phố, đồng thời kết nối với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức, chuyển đổi số không chỉ là một xu thế về công nghệ trên toàn cầu, mà còn tác động vô cùng sâu rộng lên các lĩnh vực của kinh tế, xã hội.

Trong khi đó, TP.HCM là thành phố lớn, năng động, là đầu tàu kinh tế của cả nước nên cũng sẽ không nằm ngoài xu hướng chuyển đổi số. Chương trình chuyển đổi của thành phố được xây dựng dựa trên Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh (ĐTTM) giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 và Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố.

Để phát triển dịch vụ công trực tuyến hiệu quả, bền vững, các nền tảng dùng chung, trong đó có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Chuyển đổi số tại các cơ quan hành chính là nền tảng giúp doanh nghiệp giải quyết thủ tục nhanh gọn.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết thêm, nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu thành phố sẽ giúp tăng khả năng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cho người dân, doanh nghiệp dựa trên nền tảng dữ liệu, thông tin tin cậy được chia sẻ giữa các cơ quan nhà nước với nhau.

Cùng với đó, việc chia sẻ dữ liệu cũng giúp giảm nguy cơ đầu tư trùng lắp, do xác định rõ được các thành phần, hệ thống thông tin trong Chính quyền điện tử và trách nhiệm, lộ trình triển khai của các cơ quan.

Trong tương lai, ông Dương Anh Đức cho biết, thành phố đặt ra tầm nhìn, mục tiêu chuyển đổi số là đến năm 2030, thành phố trở thành ĐTTM với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền số, của các doanh nghiệp số và sự thịnh vượng, văn minh của một xã hội số.

Mục tiêu cơ bản đến năm 2025, tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính. Thông tin của người dân, doanh nghiệp được số hóa và lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu thành phố. Kinh tế số chiếm 25% GRDP, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%. Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử trên 60%. Hạ tầng băng thông rộng phủ trên 95% hộ gia đình. Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.

 

Đến 2030, 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của ĐTTM phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Kinh tế số chiếm 40% GRDP, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 9%. Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử trên 85%.

Để thực hiện mục tiêu trên, TP.HCM triển khai các nhiệm vụ và giải pháp chuyển đổi số của thành phố. Theo đó, đổi mới tư duy và thống nhất nhận thức về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp thành phố. Đồng thời, phát triển hạ tầng số, nền tảng số, nền tảng định danh điện tử, đảm bảo an toàn, anh ninh thông tin.

Bên cạnh đó, TP.HCM sẽ tiếp tục phát triển kinh tế số, bao gồm phổ biến kiến thức về chuyển đổi số, hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp). Thực hiện sứ mệnh của các doanh nghiệp công nghệ thông tin truyền thôn trong quá trình chuyển đổi số của thành phố. Thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, triển khai chính quyền số phục vụ phát triển kinh tế số.

Ngoài ra, để triển khai các nhiệm vụ và giải pháp chuyển đổi số, TP.HCM sẽ tiếp tục chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực như: y tế, giáo dục, giao thông vận tải, tài chính - ngân hàng, du lịch, nông nghiệp, logistics, môi trường, năng lượng và chuyển đổi số trong đào tạo nhân lực.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đến hết năm nay, 100% các bộ, ngành, địa phương phải có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung cấp bộ, tỉnh và kết nối với Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở trung ương và địa phương để khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ trung ương đến địa phương. Đây là một mục tiêu quan trọng nhằm tạo lập nền tảng kêt nối, chia sẻ dữ liệu thông suốt từ trung ương đến địa phương giai đoạn tới.

 

Thống kê của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho thấy, tính đến cuối tháng 6/2020, đã có 65,21% các bộ, ngành, địa phương trong cả nước xây dựng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh. Tỷ lệ này trong các năm 2018 và 2019 lần lượt là 3% và 27%. Đặc biệt, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia cũng đã được xây dựng và từng bước kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm