Cải cách thủ tục Hành chính: Ngành Tài chính lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm
Thực hiện nhiệm vụ về cải cách hành chính (CCHC), cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ Tài chính nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả theo phương châm lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm.
Kinh doanh vận tải bằng ôtô: "Cần bỏ ít nhất 1/2 các điều kiện" / Chi 22 triệu USD thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại
Chi phí thủ tục thuế thấp nhất trong nhóm các TTHC. Ảnh: T.T
Nhờ đó đã đạt được kết quả tích cực, được người dân và cộng đồng doanh nghiệp (DN) ghi nhận. Trong thời gian tới, đây vẫn là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tài chính.
Cắt giảm hàng nghìn thủ tục
Triển khai các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao về cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cắt giảm điều kiện kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN, hàng năm Bộ Tài chính đều ban hành các chương trình, kế hoạch từng nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, hướng dẫn triển khai đồng bộ và toàn diện đối với các lĩnh vực.
Bộ Tài chính thực hiện rà soát, chuẩn hóa các TTHC và ban hành quyết định phê duyệt danh mục 908 TTHC thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Tài chính; trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 104/NQ-CP về phương án đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính, đề xuất đơn giản hóa đối với 90 TTHC (56 TTHC thuế, 2 TTHC hải quan và 32 TTHC lĩnh vực chứng khoán). Việc đơn giản hóa TTHC và giấy tờ công dân dự kiến giúp người dân và DN tiết kiệm hơn 5,1 tỷ đồng/năm khi thực hiện các TTHC. Qua đánh giá của Ban Chỉ đạo Đề án tổng thể đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020, Bộ Tài chính là một trong những bộ, ngành thực hiện nghiêm túc, đúng thời hạn và có tỷ lệ đơn giản TTHC, giấy tờ công dân cao.
Bộ Tài chính đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị thuộc bộ giải quyết TTHC nhằm hạn chế tối đa việc người dân, DN phải đi lại nhiều lần; khắc phục tình trạng thiếu công khai, minh bạch thông tin về TTHC, quá hạn trong giải quyết TTHC, đồng thời xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, nhũng nhiễu, tiêu cực và tự đặt thêm quy định không có trong văn bản quy phạm pháp luật...
Tính đến thời điểm hiện nay, lĩnh vực tài chính đã cắt giảm, đơn giản hóa 1.085 TTHC, hiện còn 960 TTHC (trong đó: lĩnh vực thuế còn 298 TTHC, hải quan còn 180 TTHC, chứng khoán còn 183 TTHC, KBNN còn 22 TTHC và lĩnh vực tài chính khác còn 277 TTHC).
Doanh nghiệp hài lòng với thủ tục thuế, hải quan
Những kết quả cải cách TTHC của Bộ Tài chính đã tác động tích cực đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo Báo cáo môi trường kinh doanh - Doing Business năm 2018 được World Bank (WB) công bố, môi trường kinh doanh của Việt Nam có sự cải thiện mạnh, từ vị trí 82 lên vị trí 68/190 nền kinh tế, cải thiện 14 bậc so với năm 2017. Trong đó, chỉ số nộp thuế có sự cải thiện ngoạn mục với 81 bậc từ thứ 167 lên vị trí 86/190 nền kinh tế. Kết quả khảo sát gần đây của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, cộng đồng DN đánh giá cao nỗ lực cải cách TTHC thuế, hải quan. Điều này phản ánh sự hài lòng của người dân và DN đối với tinh thần phục vụ của cán bộ công chức thuế, hải quan nói riêng và ngành Tài chính nói chung.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP. Hà Nội cho biết, những năm gần đây, việc đơn giản hóa, cắt giảm các TTHC của Bộ Tài chính hết sức rõ rệt. Bằng chứng là có đến 99% thủ tục được thực hiện trực tuyến (thực hiện thủ tục hải quan điện tử và dịch vụ thuế điện tử), tránh tiếp xúc trực tiếp giữa người dân, DN và cán bộ, công chức. Cùng với đó, ngành Tài chính đã tinh giản đầu mối, cũng như các bước để thực hiện TTHC thông qua cải cách, hiện đại hóa.
“Theo đánh giá của chúng tôi, các chi phí TTHC của Bộ Tài chính đã giảm đến trên 80%. Biểu hiện rõ nhất là Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ vừa công bố, nhóm thuế và hải quan là 2 trong 3 nhóm dẫn đầu về chi phí tuân thủ thấp nhất. Bộ Tài chính đã đầu tư về công nghệ thông tin, cử cán bộ am hiểu các TTHC, hướng dẫn tận tình, góp phần giảm thiểu chi phí, tạo cơ hội cạnh tranh cho DN, nhất là DN nhỏ và vừa. Ngược lại, Nhà nước cũng tiết kiệm được chi phí, giảm tốn kém trong thực thi các thủ tục cho DN. Mặc dù Bộ Tài chính đã quyết liệt cắt giảm các TTHC, tuy nhiên thời gian tới vẫn phải đào tạo để nâng cao năng lực các cán bộ công chức trong cung cấp dịch vụ để hỗ trợ hơn nữa cho DN”, ông Mạc Quốc Anh chia sẻ.
Nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác CCHC trong lĩnh vực tài chính, mới đây Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành chỉ thị về vấn đề này. Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện CCHC và cải cách TTHC, phải lấy người dân, DN làm trung tâm... Bộ trưởng đề nghị các cơ quan chức năng phấn đấu giảm thời gian thực hiện TTHC lĩnh vực thuế, hải quan bằng hoặc vượt mức trung bình của các nước ASEAN-4 và hướng tới mục tiêu của các nước OECD.
Cắt giảm hàng nghìn thủ tục
Triển khai các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao về cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cắt giảm điều kiện kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN, hàng năm Bộ Tài chính đều ban hành các chương trình, kế hoạch từng nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, hướng dẫn triển khai đồng bộ và toàn diện đối với các lĩnh vực.
Bộ Tài chính thực hiện rà soát, chuẩn hóa các TTHC và ban hành quyết định phê duyệt danh mục 908 TTHC thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Tài chính; trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 104/NQ-CP về phương án đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính, đề xuất đơn giản hóa đối với 90 TTHC (56 TTHC thuế, 2 TTHC hải quan và 32 TTHC lĩnh vực chứng khoán). Việc đơn giản hóa TTHC và giấy tờ công dân dự kiến giúp người dân và DN tiết kiệm hơn 5,1 tỷ đồng/năm khi thực hiện các TTHC. Qua đánh giá của Ban Chỉ đạo Đề án tổng thể đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020, Bộ Tài chính là một trong những bộ, ngành thực hiện nghiêm túc, đúng thời hạn và có tỷ lệ đơn giản TTHC, giấy tờ công dân cao.
Bộ Tài chính đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị thuộc bộ giải quyết TTHC nhằm hạn chế tối đa việc người dân, DN phải đi lại nhiều lần; khắc phục tình trạng thiếu công khai, minh bạch thông tin về TTHC, quá hạn trong giải quyết TTHC, đồng thời xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, nhũng nhiễu, tiêu cực và tự đặt thêm quy định không có trong văn bản quy phạm pháp luật...
Tính đến thời điểm hiện nay, lĩnh vực tài chính đã cắt giảm, đơn giản hóa 1.085 TTHC, hiện còn 960 TTHC (trong đó: lĩnh vực thuế còn 298 TTHC, hải quan còn 180 TTHC, chứng khoán còn 183 TTHC, KBNN còn 22 TTHC và lĩnh vực tài chính khác còn 277 TTHC).
Doanh nghiệp hài lòng với thủ tục thuế, hải quan
Những kết quả cải cách TTHC của Bộ Tài chính đã tác động tích cực đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo Báo cáo môi trường kinh doanh - Doing Business năm 2018 được World Bank (WB) công bố, môi trường kinh doanh của Việt Nam có sự cải thiện mạnh, từ vị trí 82 lên vị trí 68/190 nền kinh tế, cải thiện 14 bậc so với năm 2017. Trong đó, chỉ số nộp thuế có sự cải thiện ngoạn mục với 81 bậc từ thứ 167 lên vị trí 86/190 nền kinh tế. Kết quả khảo sát gần đây của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, cộng đồng DN đánh giá cao nỗ lực cải cách TTHC thuế, hải quan. Điều này phản ánh sự hài lòng của người dân và DN đối với tinh thần phục vụ của cán bộ công chức thuế, hải quan nói riêng và ngành Tài chính nói chung.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP. Hà Nội cho biết, những năm gần đây, việc đơn giản hóa, cắt giảm các TTHC của Bộ Tài chính hết sức rõ rệt. Bằng chứng là có đến 99% thủ tục được thực hiện trực tuyến (thực hiện thủ tục hải quan điện tử và dịch vụ thuế điện tử), tránh tiếp xúc trực tiếp giữa người dân, DN và cán bộ, công chức. Cùng với đó, ngành Tài chính đã tinh giản đầu mối, cũng như các bước để thực hiện TTHC thông qua cải cách, hiện đại hóa.
“Theo đánh giá của chúng tôi, các chi phí TTHC của Bộ Tài chính đã giảm đến trên 80%. Biểu hiện rõ nhất là Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ vừa công bố, nhóm thuế và hải quan là 2 trong 3 nhóm dẫn đầu về chi phí tuân thủ thấp nhất. Bộ Tài chính đã đầu tư về công nghệ thông tin, cử cán bộ am hiểu các TTHC, hướng dẫn tận tình, góp phần giảm thiểu chi phí, tạo cơ hội cạnh tranh cho DN, nhất là DN nhỏ và vừa. Ngược lại, Nhà nước cũng tiết kiệm được chi phí, giảm tốn kém trong thực thi các thủ tục cho DN. Mặc dù Bộ Tài chính đã quyết liệt cắt giảm các TTHC, tuy nhiên thời gian tới vẫn phải đào tạo để nâng cao năng lực các cán bộ công chức trong cung cấp dịch vụ để hỗ trợ hơn nữa cho DN”, ông Mạc Quốc Anh chia sẻ.
Nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác CCHC trong lĩnh vực tài chính, mới đây Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành chỉ thị về vấn đề này. Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện CCHC và cải cách TTHC, phải lấy người dân, DN làm trung tâm... Bộ trưởng đề nghị các cơ quan chức năng phấn đấu giảm thời gian thực hiện TTHC lĩnh vực thuế, hải quan bằng hoặc vượt mức trung bình của các nước ASEAN-4 và hướng tới mục tiêu của các nước OECD.
Theo Thời báo tài chính
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo