Chi 22 triệu USD thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại
Điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình / Làm cách nào để huy động được 60 tỷ USD nhàn rỗi trong dân?
Chi 22 triệu USD thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại.
Theo đó, TFA là Hiệp định đầu tiên trong lịch sử WTO mà các nước thành viên có thể quyết định lộ trình thực hiện cam kết của riêng mình và quá trình thực hiện được liên kết một cách rõ ràng với năng lực kỹ thuật và tài chính.
Vào ngày 22.2.2017, Hiệp định TFA đã chính thức có hiệu lực sau khi được 110/164 quốc gia thành viên phê chuẩn. Đây là một thỏa thuận đa phương đầu tiên được ký trong lịch sử 21 năm của WTO, là cột mốc quan trọng đối với hệ thống thương mại toàn cầu và cũng là sự khích lệ đối với quá trình tự do hóa thương mại đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay do vấp phải chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Theo báo cáo thương mại thế giới năm 2015, việc thực hiện đầy đủ TFA có thể giảm trung bình 14,3% chi phí giao dịch và thúc đẩy tăng trưởng thương mại toàn cầu lên tới 1 nghìn tỷ USD mỗi năm. TFA cũng được đánh giá có khả năng tiết kiệm 1,5 ngày thời gian thông quan hàng nhập khẩu, giảm 47% so với mức trung bình hiện tại và tiết kiệm gần 2 ngày thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, giảm 91% so với mức trung bình hiện tại.
Cụ thể, theo quy định tại phần II của Hiệp định các biện pháp kỹ thuật cam kết về nghĩa vụ của các nước thành viên được phân thành 3 nhóm như: Nhóm A thực hiện ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, nhóm B thực hiện sau một thời gian quá độ tính từ khi có hiệu lực, nhóm C cần một thời gian quá độ tính từ khi Hiệp định có hiệu lực và hỗ trợ năng lực để thực hiện.
Kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm thực thi các cam kết của Hiệp định gồm: Theo dõi và triển khai các cam kết nhóm A là những cam kết phải thực hiện ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Các cam kết này thực chất là những cam kết mà Việt Nam hoàn toàn tuân thủ theo quy định của Hiệp định, hiện đã và đang tiếp tục được triển khai cùng với tiến trình cải cách hiện đại hóa đối với Hải quan. Cụ thể, gồm các cam kết liên quan đến tiếp cận thông tin và tính minh bạch, cơ chế khiếu nại hàng hóa để kiểm tra, giải phóng nhanh hàng hóa, hàng hóa tạm giữ để kiểm tra, xử lý hồ sơ hàng hóa trước khi đến,…
Bên cạnh đó, xây dựng lộ trình thực hiện cam kết nhóm B, C và thông báo kế hoạch thực hiện nhóm B, C cho WTO, trên cơ sở phối hợp các Bộ, ngành có liên quan đã rà soát và đề xuất Chính phủ phê duyệt lộ trình chính thức thực hiện cam kết nhóm B và C của hiệp định TFA. Theo đó, nhóm B gồm có 14 cam kết và nhóm C gồm có 9 cam kết, theo phê duyệt của Chính phủ, Bộ tài chính đã có văn bản gửi Văn phòng Ban chỉ đạo Liên nghành Hội nhập quốc tế về kinh tế để thực hiện thủ tục thông báo cho WTO vào ngày 2.8.2018 vừa qua.
Đồng thời, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thực thi pháp lý theo Hiệp định, ngay sau khi thời điểm Hiệp định được Quốc hội phê chuẩn, một số văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, sửa đổi hoặc đang trong quá trình xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi cam kết của Hiệp định. TFA với những nội dung nhằm thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển, thông quan, giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh cũng như các biện pháp hợp tác giữa hải quan các nước và hỗ trợ kỹ thuật sẽ tạo động lực thúc đẩy các hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế và mang lại lợi ích chung cho các quốc gia thành viên WTO, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.
Bên cạnh những cơ hội mang lại, việc triển khai TFA cũng đặt ra những khó khăn thách thức trong bối cảnh năng lực đội ngũ và trình độ công nghệ của Việt Nam còn hạn chế, chưa đáp ứng được toàn bộ yêu cầu đổi mới và cải cách theo nội dung TFA. Bên cạnh đó, yêu cầu cải cách thủ tục liên quan đến thương mại tại biên giới đòi hỏi sự tham gia không chỉ của cơ quan hải quan mà cả sự tham gia của các cơ quan quản lý chuyên ngành để tăng cường hiệu quả quản lý, thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại…
Phát biểu tại buổi Họp báo bà Nguyễn Việt Nga Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Hải quan) cho biết: Hiện nay đã có 136 quốc gia thành viên phê chuẩn thực hiên TFA, để thực hiện đồng bộ các cam kết trong thực thi Hiệp định, Việt Nam tích cực trong huy động nguồn hỗ trợ kỹ thuật thực thi. Với dự án tài trợ trị giá 22 triệu USD, Việt Nam triển khai 4 hợp phần gồm: hài hòa và đơn giản hóa các chính sách là thủ tục liên ngành; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp trung ương và địa phương; đẩy mạnh việc thực hiện thực hiện tại các cấp địa phương; thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Hải quan và khu vực tư nhân, ngoài ra hỗ trợ tập chung vào 4 lĩnh vực gồm: Quản lý chiến lược, phối hợp các cơ quan quản lý biên giới, quản lý rủi ro và khuôn khổ pháp lý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo