Đẩy nhanh kế hoạch huy động nguồn lực từ các quốc gia phát triển hướng tới mục tiêu Net Zero
Bùng nổ nhu cầu nhiên liệu hóa thạch và bước đột phá về năng lượng sạch / Nga để mắt tới thị trường năng lượng hạt nhân ở châu Phi
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, triển khai Tuyên bố JETP (một trong những cơ chế tài chính cao cấp nhất được thiết kế để chuyển tiền từ các nền kinh tế giàu có sang một số nước đang phát triển, hướng tới mục đích loại bỏ nhiên liệu hóa thạch), ngày 31/8/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án triển khai Tuyên bố JETP tại Quyết định số 1009/QĐ-TTg. Theo đó, Việt Nam cần phối hợp với các đối tác quốc tế xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP.
Kế hoạch huy động nguồn lực là bước đầu tiên triển khai thực hiện tuyên bố, sẽ tiếp tục được rà soát điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Thông qua tuyên bố, các đối tác quốc tế sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện chính sách nhằm thu hút đầu tư vào chuyển đổi và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, củng cố hạ tầng lưới điện, giáo dục và đào tạo.
Đồng thời, huy động tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển các trung tâm năng lượng tái tạo, lưu trữ, cất trữ và sử dụng carbon. Sản xuất thiết bị và pin lưu trữ năng lượng, sản xuất hydrogen xanh, phát triển điện sinh khối, điện gió ngoài khơi…
Các đại biểu tham dự hội thảo “Tham vấn hoàn thiện kế hoạch huy động nguồn lực triển khai Tuyên bố JETP”.
“Để thực hiện các mục tiêu đặt ra, Việt Nam cần đẩy nhanh việc xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP. Tiếp thu những kinh nghiệm của các quốc gia đi trước.
Phối hợp chặt chẽ với nhóm các đối tác quốc tế, các định chế tài chính và các Quỹ đầu tư tài chính khí hậu toàn cầu, Liên minh tài chính Glassgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng 0 để triển khai thành công Tuyên bố JETP”, ông Thành nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia tham dự hội thảo “Tham vấn hoàn thiện kế hoạch huy động nguồn lực triển khai Tuyên bố JETP”, ngày 27/10, Việt Nam cần tập trung hoàn thiện, thể chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi năng lượng. Thúc đẩy chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Bên cạnh đó, cần nâng cấp hệ thống truyền tải và phân phối điện, đẩy nhanh lộ trình xây dựng hệ thống điện thông minh và phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng. Chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính của ngành giao thông vận tải.
End of content
Không có tin nào tiếp theo